Giải Vô Địch Cờ Tướng Thế Giới 2011 - XiangQi World Championship 2011, Thi đấu vì màu cờ sắc áo |
Giải Vô Địch Cờ Tướng Thế Giới 2011 - XiangQi World Championship 2011, Thi đấu vì màu cờ sắc áo |
Nov 21 2011, 09:19 AM
Post
#1
|
|
Member Group: Members Posts: 22 Joined: 17-December 04 Member No.: 147 |
GIẢI V�” ĐỊCH CỜ TƯỚNG THẾ GIỚI LẦN THỨ 12 - NĂM 2011 Vào lúc 09h30 sáng ngày 19/11/2011, đội tuyển cờ tướng quốc gia Việt Nam đã lên đường tham dự Giải Vô Địch Thế Giới 12 - 2011 tổ chức tại Jakarta, Indonesia. Đội tuyển Việt Nam sẽ tham dự 3 nội dung g�“m cá nhân Nam , đ�“ng đội Nam và cá nhân Nữ. Tại Giải lần trước năm 2009 (Giải Vô Địch Thế Giới tổ chức cách 2 năm 1 lần), các kỳ thủ Việt Nam đã cống hiến nhiệt t“nh và thi đấu xuất sắc khi đoạt Huy chương Bạc Đ�“ng đội Nam (Nguyễn Thành Bảo, Lại Lý Huynh ), Huy chương Bạc cá nhân Nam (Nguyễn Thành Bảo) và HC Bạc cá nhân Nữ (Ngô Lan Hương). Giải sẽ được thi đấu theo thể thức Thụy Sĩ 9 ván (Nam) và 7 ván (Nữ), địa điểm thi đấu tại KS Borobudur (Jakarta). Dự giải có các kỳ thủ đến từ 21 quốc gia với 23 đoàn vận động viên, trong đó Malaysia và Hoa Kỳ cùng có 2 đoàn Đông và Tây. Đại diện của Việt Nam dự giải này bao g�“m: Nguyễn Thành Bảo, Võ Minh Nhất (dự tranh giải cá nhân và đ�“ng đội nam), Nguyễn Hoàng Yến (cá nhân nữ). Giải đ�“ng đội nam sẽ tính thứ hạng trên cơ sở thứ hạng của 2 VĐV cộng lại, đội nào có thứ hạng nhỏ nhất sẽ vô địch. Ngoài 3 nội dung trên, giải còn 1 nội dung cá nhân dành riêng cho các VĐV (tr“nh độ thấp hơn) không phải gốc Trung Hoa hoặc Việt Nam (Giải Phi Hoa Việt duệ, tuy nhiên những người không phải gốc Hoa hoặc Việt vẫn có thể tham gia giải Nam & Nữ chính thức nếu đủ tr“nh độ). Đội tuyển Việt Nam sẽ do HLV Hoàng Đ“nh H�“ng và Lê Thiên Vị, 2 HLV của đội tuyển TPHCM kiêm đội tuyển quốc gia dẫn dắt. Danh sách các đoàn đã xét duyệt: 1/ Việt Nam: Võ Minh Nhất, Nguyễn Thành Bảo (nam), Nguyễn Hoàng Yến (nữ) 2/ Trung Quốc: Hứa Ngân Xuyên, Tưởng Xuyên (nam), Đường Đan (nữ). 3/ Úc: Nguyễn Ngọc Thạch (gốc Việt), Phạm Hải Phong (nam), Liu BiJun (nữ). 4/ Trung Hoa H�“ng Kông: Lương Đạt Dân, Hoàng Học Khiêm (nam). 5/ Trung Hoa Macau: Lý Cẩm Hoan, Châu Kính Hoa (nam). 6/ Tây Malaysia: Hoàng Vận Hưng, Lục Kiến Sơ (nam). 7/ Đông Malaysia: Khúc Kỳ Quân, Đường Trung Lương (nam), Chiêm Mẫn Châu (nữ). 8/ Philippines: Trang Hoằng Minh, Cung Gia Tường (nam). 9/ Singapore: Ngô Tông Hàn, Hoàng Tuấn Minh (nam), Tan Min Fang (nữ). 10/ Trung Hoa Đài Bắc (Đài Loan) : Đoàn Minh Siêu, Lưu Quốc Hoa (nam), Lý Mạch Nhu (nữ). 11/ Miền Đông Hoa Kỳ: Ji ZhongQi, Jenehou Chan (nam), Jia Dan (nữ). 12/ Miền Tây Hoa Kỳ: Thẩm Hạo (nam). 13/ Nga: Dmitri Rumyantsev, Alexander Demin (nam). 14/ Hà Lan: Vương Huệ Xuyên (nam). 15/ Myanmar: Tưởng Thanh Mẫn, Yang Zheng Shuang. 16/ Nhật Bản: Xu Guang Ya, Shoshi Kazuharu (nam). 17/ Đức: Xue Zhong, Bu Fang Yao (nam), Ngô Thái Phương (nữ) 18/ Ấn Độ: He Zhi Min, Liao Su Cheng (nam) 19/ Indonesia: Ifan Minarta, Abuku (nam) 20/ Phần Lan: Mikko Tornqvist (nam), Juoni Ramo, Olavi Stenman (Phi Hoa Việt duệ) 21/ Canada: Gu Yi Qing, Lau Kei Cheong (nam), Irimia Hapchina (Phi Hoa Việt duệ) 22/ Pháp: Geremy Xavier (Phi Hoa Việt duệ) 23/ Anh: Huang Chun Long, Chen Fa Zuo (nam) (Theo Thăng Long Kỳ Đạo, Thế Giới Cờ Tướng, WXF, 01XQ, XiangQiBowl.net) Bổ sung chi tiết: - Những năm đầu thập niên 1990 chỉ có giải Phi Hoa Duệ, nhưng trong các giải này lần nào đội VN cũng cử vận động viên A1 đi dự nội dung chính, vận động viên tr“nh độ, phong độ kém hơn 1 chút hoặc A2 đi dự nội dung Phi Hoa Duệ, kết quả luôn là công dân Việt Nam hoặc người hải ngoại gốc Việt ẳm sạch sành sanh tất cả các huy chương, giải thưởng, tiền thưởng trong giải đó, ko chừa phần ai. Cuộc thi đã trở thành 1 cuộc tranh tài nội bộ giữa các kỳ thủ người VN, dù với quốc tịch nào, ko có 1 chút cơ hội cho người khác tranh phong. Nên sau đó ban tổ chức lắc đầu ngao ngán, mấy năm sau chuyển thành "Phi Hoa Việt Duệ" để cho những kỳ thủ không phải người Việt hoặc người Hoa còn có cơ tranh tài cao hạ. - Những vận động viên đc in đậm (bold) đều là những đối thủ đáng gờm, đáng quan ngại của VN kỳ này. Các kỳ thủ ko nên chỉ chăm chăm vào "Nhị Xuyên" Trung Quốc mà để mất điểm lãng xẹt oan uổng trước những kỳ thủ này. Họ đều là những nhà vô địch đang có phong độ cao nhất, đẳng cấp thuộc loại tốt nhất trong quốc gia, vùng lãnh thổ của họ, và trong các cộng đ�“ng Hoa Kiều nơi đó. Hứa Ngân Xuyên của Trung Quốc với lối chơi công thủ toàn diện, toàn tài kiêm bị mọi phương diện, tấn công và phòng ngự chắc chắn, có lối đánh vững chãi, lấn từng bước 1, "phi thắng tất hòa", đại biểu cho trường phái "nhu quyền" trên kỳ đàn Trung Hoa. Tưởng Xuyên là chuyên gia khai cuộc rành rẽ nhất Trung Quốc và thế giới. Có lối đánh tấn công như vũ bão, công sát thần tốc, thần sầu quỷ khốc. Đang có điểm Elo cao nhất thế giới. "Nhị Xuyên" đều là những cựu vô địch của Trung Quốc, và từng vô địch nhiều giải quốc tế, thế giới ngoài Trung Hoa. Hai đại diện của đội tuyển H�“ng Kông mấy năm nay liên tục đánh bại bầm dập Kỳ vương 1 thời của H�“ng Kông là Triệu Nhữ Quyền (1 trong những đại k“nh địch của đội tuyển VN trong các giải ngoài nước, rất nhiều lần các kỳ thủ VN d�“n sức thủ thắng hoặc bức hòa đc kỳ thủ TQ, rốt cuộc chỉ để thua lãng trước Triệu Nhữ Quyền r�“i mất chức vô địch, đây là lão tướng chuyên ngáng chân và gây khó chịu, khó khăn cho đội tuyển VN nhiều nhất từ trước tới nay). Lý Cẩm Hoan là lão kỳ vương số 1 của Macau từ xưa tới nay, ko có g“ thay đổi. Trái với 2 lão tướng Ngô Quý Lâm và Triệu Nhữ Quyền phong độ sa sút, phong độ của lão tướng Lý Cẩm Hoan vẫn vững chắc. Từng thắng đẹp Lữ Khâm bằng chính khai cuộc và các nước biến quen thuộc của Lữ Khâm trong 1 ván cờ đối công pháo đầu quyết liệt và đẹp mắt. Nhiều lần đc Liên Đoàn Cờ Trung Quốc mời sang tham dự các giải danh giá tại Trung Hoa như Ngũ Dương Bôi, Hàn Tín Bôi, và vài lần thắng hoặc hòa đc các kỳ thủ Trung Quốc, trong đó có cả những tên tuổi lớn như Đào Hán Minh v.v. Macau là xứ sở của cờ bạc, cờ độ, và Lý Cẩm Hoan chính là 1 VIP của cờ độ Macau, 1 vua cờ giang h�“ của vùng này. Hoàng Vận Hưng của Malaysia là 1 kỳ thủ chơi ngang ngửa với các kỳ thủ mạnh của VN. Lục Kiến Sơ là 1 kỳ thủ rất mạnh, đã từng tham gia các giải châu Á và thế giới nhiều lần, và nhiều lần đánh bại các danh kỳ Việt Nam, như Trịnh A Sáng v.v. Trang Hoằng Minh là vua cờ xứ Philipines điều này ko cần bàn cãi. Năm nào, giải nào anh ta cũng đại diện Philipines thi đấu và đều nằm trong các nhóm dẫn đầu. Đánh ngang ngửa với nhiều kỳ thủ TQ và VN. Nhiều lần bức hòa đc đội TQ và đánh thắng đc đội VN. Tr“nh độ thật sự của tay cờ này là rất cao, nếu anh ta ở VN th“ chắc chắn cũng sẽ đc vào đội tuyển quốc gia VN. Ngô Tông Hàn là kỳ thủ mạnh nhất Singapore. Hoàng Tuấn Minh là vua thủ hòa, là "hòa vương" Singapore, là tay cờ khó bị đánh bại nhất Singapore. Bất kể thế trận nào anh ta cũng có thể đưa vào cục thế b“nh ổn r�“i dẫn dắt tới hòa cục, dù đó là Pháo đầu, Nghịch pháo, B“nh phong mã hiện đại, hay các thế trận đối công kịch liệt khác v.v. Anh ta có tài sửa cờ rất hay. Đài Loan là 1 "quốc gia" mạnh về cờ tướng, ngang tài với H�“ng Kông và chỉ thua có đội TQ và VN. Hai nam kỳ thủ đại diện cho Đài Bắc gần đây thường đánh bại liên tục kỳ vương 1 thời lừng danh của Đài Loan là Ngô Quý Lâm. Ngô Quý Lâm là 1 trong những k“nh địch đáng gờm nhất của đội VN lâu nay. Trong thập niên 1990, giai đoạn sung sức nhất của Ngô Quý Lâm th“ kỳ vương này từng liên tục đánh bại thường xuyên các đại diện VN và ngay cả các nhà vô địch của TQ cũng rất khó đánh thắng ông ta, nhiều lần ông ta đã bức hòa thành công đội TQ. Cũng như Triệu Nhữ Quyền, Lý Cẩm Hoan, và các kỳ thủ Việt Nam gần đây, ông ta nhiều lần đc Trung Quốc trịnh trọng mời tham dự các giải danh giá trong Đại Lục như Phật Thừa bôi, Ngũ Dương bôi, Dương Quan Lân bôi v.v. Hai đại biểu in đậm của đội tuyển Mỹ là 2 cao thủ cờ tướng ở Mỹ, từng đi đánh độ trên khắp các Chinatowns trên đất Mỹ. Luyện tập với nhiều softwares cờ tướng mạnh có bản quyền, công lực rất thâm hậu. Năm nay liên tục đánh bại Mâu Hải Cần (Miu Hai Qin), Yan Dot Sun, Micheal Lee trục xuất ngôi vị đầu đàn của những cựu vô địch Hoa Kỳ này ra khỏi kỳ đàn nước Mỹ. Chúng ta nên nhớ Mou Hai Qin, Yan Dot Sun, Micheal Lee đều là những hảo thủ đã từng giao đấu ngang tài sức với các kỳ thủ VN trên các giải đấu thế giới, đều từng thắng hoặc cầm hòa đc với các nhà vô địch từ VN. Mou Hai Qin từng thắng Trịnh Á Sáng vài lần trong các giải thế giới thập niên 1990, và thắng Nguyễn Thành Bảo trong Hàn Tín Bôi tại Trung Quốc năm ngoái. Cũng như Ngô Quý Lâm, Lý Cẩm Hoan, Triệu Nhữ Quyền, và các kỳ thủ VN, ông cũng hay đc TQ mời sang tham dự các giải đấu ở Đại Lục. Ifan Minarta và Abuku của đội chủ nhà Indonesia tuyệt đối không thể xem thường. Ifan Minarta từng thắng Trịnh A Sáng và hòa với các kỳ thủ VN khác trong các giải thế giới, châu Á trong cuối thập niên 1990. Mấy năm sau ông bức hòa 1 đại diện của Trung Quốc tại giải châu Á bằng 1 nước "Xa h�“i cung" tuyệt diệu. Abuku th“ ai cũng quá rõ, là danh thủ Indonesian đã đánh bại Vương Dược Phi, cao thủ top 10 trong giải vô địch toàn Trung Quốc năm nay, tại giải châu Á tháng 10 vừa r�“i. Gu Yi Qing, Lau Kei Cheong của Canada những năm nay thường xuyên kích bại thuyết phục cựu kỳ vương, lão tướng kỳ cựu gốc Việt là Nguyễn Hữu Phúc, người từng 5 lần vô địch Canada. Cũng ko thể coi nhẹ. Tóm lại, đừng tưởng những danh thủ trong nước VN nghe th“ có vẻ "vô danh tiểu tốt" nhưng từ ngày có softwares và các trang mạng chơi online cho họ chuyên cần luyện tập, giao thủ, giao lưu rộng rãi với các danh kỳ Đại Lục hơn th“ kỳ nghệ của họ tiến bộ rất nhanh chóng. Nếu chỉ chăm chăm chú ý vào các tướng Tàu mà bỏ quên những kỳ thủ này th“ sẽ thua rất khó coi, tấm gương 2 tướng Trung Hoa trong giải châu Á khinh thường đối thủ chính là bài học cho chúng ta vậy. Trang web chính thức Giải này: http://www.xiangqibowl.net |
|
|
Dec 5 2011, 08:54 PM
Post
#2
|
|
Member Group: Members Posts: 22 Joined: 17-December 04 Member No.: 147 |
Tuyển thủ Võ Minh Nhất hạng 11, tại giải này được phong hàm Quốc tế đại sư. Nữ tuyển thủ Nguyễn Hòang Yến thi đấu xuất sắc, được huy chương bạc nội dung Nữ nên trong giải này cũng được phong hàm Quốc tế Đại sư. Giải này Nguyễn Thành Bảo xuống sức, có vấn đề về sức khỏe do mới phẫu thuật cắt bớt 2/3 dạ dày. Nếu nhìn anh thì thấy đều lộ vẻ mệt mỏi. Do đó có nhiều ván đánh dưới sức. Mà vẫn đọat huy chương đồng (trong khi ở nhiều giải trước, Nguyễn Vũ Quân đọat huy chương đồng Giải Thế Giới đã là 1 kỳ tích, và trước đó trong các giải thế giới VN chưa bao giờ giành đc huy chương. Huy chương đều thuộc về Trung Quốc, Đài Bắc, hoặc Hồng Kông. Yếu tố then chốt quyết định thành công của Thành Bảo ở giải này là anh đã thi đấu ổn định và thắng hết với các kỳ thủ yếu hơn. Trong những giải quốc tế khác trước đây, các kỳ thủ VN thường khởi đầu tốt, tòan thắng ba bốn ván liền trước các kỳ thủ mạnh, thi đấu tốt, "thua đẹp" hoặc cầm hòa hoặc thắng đc TQ, nhưng sau đó lại thi đấu ko đúng sức và bị các đối thủ vô danh, dưới cờ bức hòa, mất oan nửa điểm. Đây cũNg là kinh nghiệm cho các giải quốc tế sau này, đó là phải nghiên cứu kỹ hơn các đấu thủ ngòai Đại Lục, và phải thắng tuyệt đối các kỳ thủ thấp hơn, không để hòa / thua lãng xẹt. Nếu thi đấu tốt với tất cả các kỳ thủ khác thì dù có thua TQ thì ít nhất vẫn có huy chương, và chỉ cần TQ sơ xuất 1 chút thôi, để hòa hoặc thua 1 vài ván đáng tiếc thôi, thì sẽ bị VN lật đổ ngay, như Giải châu Á vừa rồi đã cho thấy điều đó. Nguyễn Hòang Lâm, Bùi Dương Trân không phải vì thắng TQ hay gì cả mà vì thi đấu ổn định, đúng sức với tất cả các kỳ thủ khác. TQ mạnh cờ tướng, nhưng họ cũng chỉ có 2 đại diện trong cả chục người khác. Nếu chỉ chú trọng vào họ thì sẽ mất tập trung, thi đấu ko đúng sức, và sẽ bị hòa hoặc thua đáng tiếc trước các kỳ thủ kia. Vấn đề này rất khó cho VN, vì bây giờ nhiều kỳ thủ cũng coi VN là gần bằng TQ nên khi gặp VN thì họ chỉ chăm chăm đánh hòa. |
|
|
Lo-Fi Version | Time is now: 17th November 2024 - 08:33 PM |