IPB

Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Kỳ nhân ở "động mai vàng", ông tổ làng mai bùi đình châu
hung120780
post Feb 4 2005, 12:33 PM
Post #1


Advanced Member
***

Group: Members
Posts: 306
Joined: 25-December 04
From: đến từ không bao giờ biết được đâu
Member No.: 227



hoàng diệp mai lẻ loi ở xã lân cận được một thanh niên ngoài 20 tuổi làng Ái Mỹ (thị trấn Ái Nghĩa - Đại Lộc) mang về trồng. Sau ngần ấy năm, Ái Mỹ giờ trở thành một "động hoa vàng" của xứ Quảng. Mai Ái Mỹ đã trở thành "thương hiệu", bán hàng nghìn nhánh, gốc cho thị trường Quảng Nam, Đà Nẵng và ra tận thủ đô Hà Nội, thu về tiềnuser posted image Bát ngát mai vườn ái mỹ tỉ.



“Cúi đầu lạy hoa mai”...

Cụ Bùi Đình Châu, người mang giống mai ở làng bên về trồng dạo nào, nay đã là ông lão 75 tuổi, được tôn xưng là người khai sinh làng mai. Cụ Châu dẫn tôi đi dạo quanh khu vườn nhà rộng gần nghìn mét vuông. Vườn nhà cụ Châu được xem là vườn mai "gốc" của làng Ái Mỹ, thuộc khu 8, thị trấn Ái Nghĩa. Cả khu có hơn 400 hộ dân thì xấp xỉ 300 hộ trồng mai trong vườn nhà. Có vườn chỉ vài chục cây, có vườn thì đếm không xuể: mai rậm cành xanh lá đã hơn ba trăm gốc, độ bảy tuổi thì xấp xỉ bốn trăm cây nữa, còn lại vô số... Đầu tháng chạp, các "thương lái mai" đã dong xe khắp các vườn mai. Con đường đất nhỏ làng Ái Mỹ nối với thị trấn Ái Nghĩa nườm nượp khách vào ra. Nhưng vẫn chưa ai chịu mua, chịu bán thời điểm này vì chẳng biết giá cả rồi sẽ lên xuống thế nào. Đến chừng 20 tháng chạp, người mua mai sớm nhất đã bắt đầu dứt nhánh. Mai Ái Mỹ ra chợ rải rác 2-3 ngày sau. Ai có mối hẹn trước thì thư thả đến sáng 30 mới lên chọn...

"Trồng mai lấy gỗ làm nhà" - phương châm mà anh giáo làng Bùi Đình Châu khi ngoài hai mươi tuổi đã theo đuổi khiến dân làng Ái Mỹ bán tín bán nghi. "Gỗ mai thì làm sao dựng được nhà, mà ý của tui là... bán mai, lấy tiền mua gỗ" - cụ Châu giải thích. Đã có thời cụ Châu đổi một gốc mai đẹp để lấy một cây gỗ mít! Thực ra mai Ái Mỹ nổi tiếng và có giá khoảng 15 năm trở lại đây, khá nhất độ trong vòng 10 năm, tự dưng mai vườn Ái Mỹ hút khách, mà khách chỉ ra vào mỗi vườn cụ Châu. Khi ấy, nhiều người mới "tin" lời cụ Châu, cùng mang mai về trồng, để rồi cái làng mai Ái Mỹ trẻ trung này giờ kín những mai là mai.

Ngày trước, Chu Thần Cao Bá Quát từng có thơ bày tỏ chí khí khảng khái, thanh bạch và cao thượng: "Nhất sinh đê thủ bái mai hoa" (Một đời chỉ chịu cúi đầu lạy hoa mai mà thôi). Người dân làng Ái Mỹ cũng "đê thủ bái mai hoa" nhưng theo cách khác: 85% gia đình nuôi con ăn học đến cao đẳng, đại học là nhờ vào nguồn thu nhập từ mai. Khi tôi đến thăm nhà ông Bùi Đình Bảo, cán bộ Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Đại Lộc thì một vài cây mai ở vườn đã trổ nụ sớm. Theo tính toán của một người làm nông nghiệp, mỗi sào đất vườn dân làng Ái Mỹ trồng chừng ba trăm cây. Sau 7-10 năm, với khoảng hai trăm cây mai bán ra thị trường trung bình năm trăm nghìn đồng mỗi cây đã thu về một trăm triệu đồng rồi. Vị chi mỗi năm một sào đất mai mang về mười triệu đồng. Một ha đất vườn trồng mai thu lợi hai trăm triệu đồng... Nhiều gốc đẹp được khách trả giá vài triệu đồng là chuyện thường. Năm ngoái, một thương lái trả cụ Châu 3 triệu đồng cho một gốc mai, và bán lại cho khách giá 5 triệu đồng sau đó ngay tại vườn này! Vợ chồng cụ Châu gom tiền bán mai mỗi năm một nhiều hơn: năm ngoái đã vài chục triệu đồng...

Nghề đếm lá, thưởng hoa user posted image


Ông Châu (trái) bên gốc mai cả chục nãm tuổi

Giữa những cây mai lớn, hàng cách hàng 2 mét là những cây mai con gieo bán giống. Dân làng thậm chí còn "xen canh" giữa các hàng mai là những luống cải, cà, ớt... Riêng vườn nhà cụ Châu vốn dĩ là nơi cung cấp các loại giống cà, ớt, thuốc lá cho suốt một vùng đông bắc Quảng Nam và bao nhiêu năm nay gia đình cụ "sống" nhờ những giống ngắn ngày ấy. Mỗi khi khách đến mua giống về trồng, thấy mai đẹp bèn xin một cây con, thành thử giờ đây hầu như các vườn mai các làng lân cận, ở huyện Duy Xuyên, Quế Sơn, Điện Bàn, thậm chí ở Hòa Vang (Đà Nẵng) đều lấy giống từ vườn này. Cụ Châu quả là có duyên với hoa cỏ. Ông móm mém khoe rằng nhờ nghe lời khuyên của mình mà con gái chịu trồng mai, để giờ đây khi cháu ngoại vào học năm đầu đại học đã có "đồng ra đồng vô" nhờ bán mai hằng năm. Thời cụ Châu còn theo nghề cung ứng giống cà, ớt, thuốc lá, bán một năm ngồi ăn những 2-3 năm. Riêng chuyện trồng hoa vạn thọ bán Tết, một cây giá hai ang gạo, năm nào vợ chồng cụ cũng bán đến tận giao thừa, về nhà xổ túi đựng tiền ra đếm mệt nghỉ.

Mai vườn Ái Mỹ cũng thăng trầm. Có thời cây sắn quý hơn mai, nhiều nhà phải đốn hạ bớt. Hết sắn đến sa-pô-chê. Nhưng cuối cùng mai vẫn trở về vị trí "thượng tôn" của nó... Cách Tết chừng một tháng, cả làng Ái Mỹ đồng loạt trút lá mà chủ vườn gọi nôm na là "đếm lá". Mỗi việc "đếm lá" này thôi mà những vườn nhiều mai phải mất ba bốn chục công thợ làm mới kịp. Tất cả các gốc trong độ tuổi cho hoa đều xuống lá dù có bán hay vẫn bám rễ vườn nhà, để kịp mùa xuân vàng rực mai cho người thưởng thức... Mỗi độ xuân về, người làng mai Ái Mỹ khi đi thăm thú nhau cứ như đi trong bát ngát vàng mai, sướng không tả hết.

Ngoài giống hoàng diệp mai, giờ Ái Mỹ có thêm giống hồng diệp mai. Hồng diệp mai được chuộng vì khả năng chống bệnh, lại không trổ hoa sớm. Mai Ái Mỹ trở thành một "thương hiệu" bởi khi chưng trong bình không rụng cánh, không héo... mà ngay các chủ vườn cũng chẳng thể lý giải vì sao, họ chỉ đoán chừng do đất đai thổ nhưỡng. Có chủ vườn dắt tôi ra đến tận hàng rào chỉ những gốc mai có tuổi đời ngoài hai mươi năm mà lắc đầu: "Những cây trồng ven rào này lại đẹp hơn, phân cành khéo hơn những luống trồng ngay ngắn trong vườn". Giống mai thế mà lạ, có thể bán đi cả "tam đại". Ba tuổi mai bắt đầu nảy cây con. Đến chừng bảy tuổi khi bán đi (cưa sát gốc) thì sẽ lại có thêm cây mai mới sau bốn năm nữa. Rồi đến lượt người ta bán cả gốc, gốc đẹp có lúc giá cả vài triệu bạc chứ không rẻ. Còn hơn cả kế sinh nhai, cây mai đã ăn sâu vào tâm tưởng dân làng Ái Mỹ bởi cái đẹp thanh tao của nó.

Từ rất lâu rồi, nhiều người dân "thấm" cái vóc dáng quân tử cao sang của loài mai qua câu đối: "Trúc bất xung thiên, mai vô phủ địa" (Trúc có cao bao nhiêu cũng không đội trời, mai dù có mưa gió thế nào ngọn cũng không gục xuống đất). "Tui thích mai còn bởi thứ cây này tưởng là cành khô nhưng vẫn cứ trổ hoa, lạ lắm. Còn ngày xuân thì làm sao thiếu nó được? Tui không sành chuyện "bói mai", nhưng rõ ràng mai nở cũng báo được chuyện thịnh suy của gia chủ" - cụ Bùi Đình Châu trầm ngâm.

Kể cũng thú vị với "động mai vàng" xứ Quảng: từ những vườn nhà nơi đây, mai mang theo ý xuân đến khắp các chốn khác. Và rồi Ái Mỹ ngày càng xuân hơn, sung túc hơn nhờ vào thứ cây cứ tưởng chỉ để ngắm chơi này...


--------------------
user posted image
Go to the top of the page
 
+Quote Post
hieptayninh
post Feb 4 2005, 12:45 PM
Post #2


Advanced Member
***

Group: Members
Posts: 115
Joined: 18-November 04
From: VietNam
Member No.: 10



Ko doc duoc. Vang khe` doc ko duoc. rolleyes.gif rolleyes.gif


--------------------
Chử Ký Cá Nhân - Cấm Sao Chép Dưới Mọi Hình Thức
Go to the top of the page
 
+Quote Post
hung120780
post Feb 4 2005, 02:36 PM
Post #3


Advanced Member
***

Group: Members
Posts: 306
Joined: 25-December 04
From: đến từ không bao giờ biết được đâu
Member No.: 227



QUOTE(hieptayninh @ Feb 4 2005, 03:45 PM)
Ko doc duoc. Vang khe` doc ko duoc. rolleyes.gif  rolleyes.gif
*


bạn ơi hùng sửa rồi bạn có thể đọc không cần kính cận thị đâu chúc bạn nhiều may mắn nhé, tui chúc bạn mừng năm mới an khang thịch vượng gặp nhiều may mắn wub.gif wub.gif wub.gif wub.gif wub.gif


--------------------
user posted image
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



- Lo-Fi Version Time is now: 23rd April 2024 - 02:37 PM