IPB

Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Thắng người lớn, thua trẻ em, Cờ vây
cchessfan
post Oct 26 2007, 06:28 AM
Post #1


Advanced Member
***

Group: Members
Posts: 84
Joined: 29-March 06
Member No.: 2,591



Kỳ thủ Lê Mai Duy thi đấu cờ vây ở Hàn Quốc: Thắng người lớn, thua trẻ em

Cuối tuần qua, Lê Mai Duy về lại TPHCM sau khi dự giải quốc tế và bỏ tiền túi lưu lại Seoul thêm vài ngày để tìm hiểu sự phát triển cờ vây ở Hàn Quốc. Thực chất, đây gần như giải VĐTG nghiệp dư, bởi hàng năm chủ nhà đều đài thọ chi phí cho tất cả quốc gia có phong trào cờ vây, mỗi nước đều có 4 kỳ thủ tham dự giải. VN bắt đầu tham gia giải từ năm 2000 và có mặt thường xuyên (trừ năm 2003 giải bị gián đoạn vì dịch SARS).

Trong đó, Lê Mai Duy được thi đấu nhiều lần nhất, cũng là kỳ thủ VN đạt hạng cao nhất (năm 2000 hạng 18, năm 2005 hạng 15). Năm nay, Lê Mai Duy thắng 6 ván và thua 2 ván (trước Hàn Quốc, New Zealand), hạng 7 trong thế đồng 6 điểm với các các kỳ thủ từ hạng 3 – 8 trong tổng số 66 VĐV. “Qua giải này, tôi thêm tự tin vì thực lực mình chỉ còn kém 3 siêu cường Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc và có vẻ nhỉnh hơn so với các đối thủ trong khu vực (Singapore hạng 10, Thái Lan hạng 18, Malaysia hạng 20, Indonesia hạng 21, Brunei hạng 50).

Do vậy, tôi có thêm hy vọng ở lần đầu cờ vây thi đấu biểu diễn tại SEA Games 24 sắp tới” – Lê Mai Duy phấn khởi cho biết. Nhờ kết quả thi đấu khởi sắc này, Lê Mai Duy được Hiệp hội cờ vây Hàn Quốc cấp bằng chứng nhận kỳ thủ 5 đẳng. Đây là chứng chỉ hành nghề mà các kỳ thủ chuyên nghiệp ở Hàn Quốc phải đóng tiền (500 USD) và trải qua hai phần kiểm tra trắc nghiệm và thi đấu với “cao thủ” (tùy mức độ đẳng cấp).

Chưa hết mừng vui với bằng chứng nhận “trong mơ” đối với nhiều kỳ thủ VN khác, Lê Mai Duy như bị dội nước lạnh khi thua liên tục 3 ván cờ (trung bình 45 phút/ván) trước “tụi nhỏ” từ 10-12 tuổi của học viện Kwon Baduk Gymnasium khi anh đến tham quan mô hình trường đào tạo kỳ thủ cờ vây “xịn” bậc nhất Seoul này. Lê Mai Duy kể lại: “Thấy tôi thẩn thờ, ông Kim Ki Young (người đầu tiên phổ biến cờ vây ở TPHCM năm 1996) cười xòa và an ủi tôi đừng nhụt chí vì những cô, cậu bé ở học viện phải đóng học phí 500 USD/tháng từ năm lên 7 để trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp mà tiền thưởng vô địch là 100.000 USD/giải”.

Trên chuyến bay về TPHCM, Lê Mai Duy phải đóng tiền cước phí vận chuyển 100 USD vì hành lý của anh có thêm những quyển sách chuyên về huấn luyện cờ vây từ căn bản đến trình độ 1-2 đẳng của Hiệp hội cờ vây Hàn Quốc tặng. Đây mới thực là món quà quý đối với kỳ thủ kiêm HLV cờ vây Lê Mai Duy.

THỤC OANH
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



- Lo-Fi Version Time is now: 19th April 2024 - 03:00 AM