IPB

Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Học cờ qua mạng
cchessfan
post Oct 8 2007, 01:58 AM
Post #1


Advanced Member
***

Group: Members
Posts: 84
Joined: 29-March 06
Member No.: 2,591



Nhân đọc bài học cờ qua mạng của Lê Quang Liêm (trích dươi đây). Lúc trước qua diển đàn xqland.com có lớp học qua mạng do anh Bằng Hửu tổ chức không biết giờ này ra sao rồi?

Không biết các bạn có nhu cầu tham gia các lớp học chẳng hạn một tháng tập trung một lần thầy phát các tài liệu và các trò phải hòan thành tập tài liệu đó tháng sau kiểm tra và cho bài học mới không.

Không biết các bạn đã đi làm nào muốn học cờ để hòan thiện kỳ nghệ của mình, mục đích có thể là chơi có thể (hoặc không phải) để thi đấu ... Nhưng không thể tham gia các lớp học như ở Kỳ đài Nguyễn thông ...(nhà mình ở Phú Nhuận rất gần với nơi đây) vào các chiều 246 hay 357 từ 17h30 đến 19h30 vì bận rộn gia đình con cái.

Không biết có nhiều bạn có nhu cầu không xin các bạn cho ý kiến.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đại KTQG Lê Quang Liêm học HLV ngoại qua Internet

Khai phá con đường mới

Tại giải VĐ châu Á hồi cuối tháng 9/2007, BHL và đồng đội ở ĐTVN thấy Đại KTQT Lê Quang Liêm có lối đánh lạ ở một số ván. Điều lạ này được Liêm tiết lộ sau khi hoàn tất các bài kiểm tra ở trường THPT Phú Nhuận chiều qua.

Chuyển hướng
Sắp tới, Lê Quang Liêm dự các giải quốc tế quan trọng, đặc biệt là Asian Indoor Games (tháng 11/2007) và World Cup (tháng 12/2007). Từ tháng 5/2007, gia đình kỳ thủ này âm thầm tìm HLV ngoại, rồi kết hợp với bộ môn Cờ TPHCM đề xuất đến BGĐ sở TDTT TPHCM. Lẽ ra, tháng 7/2007, Liêm đã được học cờ với đại KTQT Alexander Rustemov (Nga, từng đạt Elo tốt nhất 2.625 vào tháng 4/2001) tại TPHCM. Vào giờ chót, ông Rustemov phải gửi email xin lỗi lãnh đạo sở TDTT vì mình không thể cộng tác mà phải ở lại Nga để giải quyết mắc mứu trong hôn nhân. Muốn có chuyên gia khác phải mất ít nhất 2 tháng, gia đình Liêm quyết định tìm HLV cho Liêm “thọ giáo” qua internet. Bà Trần Thị Mỹ Lệ (mẹ Liêm) cho biết: “Chúng tôi có biết phương pháp này do Liêm đăng ký chơi cờ trên mạng thường xuyên từ năm 2003 và thấy các Đại KT rao bán bài giảng của họ. Lúc ấy, chúng tôi không quan tâm vì ngại bất đồng ngôn ngữ, cũng như có thể bị gạt. Nhưng khi tình hình cấp bách là Liêm sắp tham gia các giải chuyên nghiệp thì chúng tôi buộc phải tìm cách thích nghi”.

Giữa tháng 7/2007, gia đình Liêm hối hả tìm kiếm HLV trên mạng, thông qua đầu mối là những kỳ thủ nước ngoài mà Liêm kết bạn khi đánh cờ cũng qua mạng. Sau 2 tuần sàng lọc, Lê Quang Liêm chọn chuyên gia Athur Kogan vì: “Ông ấy tự giới thiệu rất chuyên nghiệp qua trang web cá nhân, lý lịch chuyên môn chi tiết, thích huấn luyện cờ. Ông ấy từng hướng dẫn các “cao thủ” như Tiviakov có lúc đạt Elo hơn 2.680, hoặc Radjabov hiện hạng 8 TG. Thực ra, cũng có chuyên gia người Georgia là Đại KTQT đạt Elo hơn 2.600 gửi lý lịch, nhưng tôi cảm thấy người này chú trọng chuyện thi đấu nhiều hơn là huấn luyện”.

Muốn tốn tiền cũng khổ
Để Liêm yên tâm với học phí… 50 euro/giờ gia đình phải nói khéo là sẽ dùng tiền thưởng của Liêm tại giải VĐ các nhóm tuổi ĐNA. Liêm đã học cờ qua mạng với HLV Athur Kogan 4 tuần và tổng chi phí lẽ ra là 3.600 euro. Khi biết gia đình tự túc học phí, chứ không phải hưởng đầu tư của Nhà nước, ông Athur tự nguyện cắt giảm khoản tiền “lẻ” 600 euro.

Tuy nhiên, gia đình Liêm không biết làm thế nào để trả tiền cho thầy. “Có một thông báo của ngân hàng Nhà nước từ năm 2004 với nội dung là thừa nhận việc học tập qua mạng, nhưng chưa có chủ trương cho phép thanh toán học phí dạng này. Có ngân hàng đòi giấy báo học phí của nhà trường thì cho làm thủ tục thanh toán, và không chấp nhận các email giao dịch giữa Liêm và cá nhân chuyên gia Athur. Khi chúng tôi dùng cách thanh toán là trả nợ cho bạn bè ở nước ngoài cũng bị từ chối vì lấy ai làm chứng, ai chịu trách nhiệm” – bà Lệ nhớ lại. Cuối cùng, ngân hàng ANZ, sau 45 phút xem xét hồ sơ (gồm xác nhận của LĐ Cờ TPHCM về việc Liêm học tập qua mạng, mọi giấy tờ liên quan đến Athur kể cả trang web của vị chuyên gia này, đồng ý cho gia đình Liêm thanh toán học phí 2 tuần đầu cho thầy ngoại, với yêu cầu: Liêm phải đứng tên tài khoản chuyển tiền.

Học cờ kiểu mới
Buổi học cờ qua mạng của Lê Quang Liêm tại nhà không có đồ nghề phức tạp gì ngoài một cái máy vi tính, quyển tập, cây viết và… chai nước. Đại KTQT trẻ này đeo tai nghe suốt buổi, ngoại trừ 10 phút giải lao nhấm nháp bánh ngọt và nhảy chân sáo trêu anh Hai. Điều thú vị, Lê Quang Liêm vốn ít nói trong đám đông nhưng lại rất tự tin trao đổi tiếng Anh với thầy ngoại. Liêm được thầy bổ khuyết những điểm yếu, tìm thêm các hướng đi mới. Hàng ngày Liêm còn phải tự nghiên cứu tài liệu từ 4-5 giờ để tiếp tục “đặt hàng” với thầy những thắc mắc, khó khăn của mình. Sau 2 tuần đầu, HLV Athur Kogan đã chinh phục được Liêm nhờ tác phong làm việc nhiệt tình và chuyên nghiệp. Liêm nói: “Ông ấy luôn lên mạng đúng giờ, tranh thủ từng phút để giảng. Sau mỗi buổi học, ông ấy gửi email ngay cho tôi những ván cờ minh họa bài giảng của hôm ấy. Và ông ấy nói tiếng Anh dễ nghe”.

Ở giải VĐ châu Á, Lê Quang Liêm có sử dụng “bài” mới học trong 4 ván, với kết quả 1 thắng, 1 hòa, 2 thua. Tuy là thua trong 2 ván cuối, khiến đồng đội cũng tiếc rẻ giùm là Liêm “mất trắng” hơn 1.000 USD tiền thưởng, nhưng Liêm có mục đích rõ ràng: “Tôi muốn gây bất ngờ cho đối thủ, và quan trọng hơn là thực hành những gì mình vừa học khi cảm thấy điều này có thể áp dụng với đối thủ phù hợp”.

Học cờ qua mạng khá phổ biến đối với quốc tế, nhưng quá mới mẻ với VN. Theo Lê Quang Liêm, phương pháp này rất thuận tiện. Về ngoại ngữ, Liêm chỉ tận dụng vốn tiếng Anh của học sinh THPT chứ không học thêm cũng tạm đủ trao đổi chuyên môn. Về cách thức, phương pháp này càng phát huy hiệu quả nhờ VĐV chủ động tự nghiên cứu trước để tận dụng “chất xám” của thầy. Hơn nữa, với các kỳ thủ muốn nâng cao chuyên môn, việc học ngắn hạn qua mạng giúp giải quyết từng vấn đề nảy sinh trong lối chơi hơn là “dính” chặt vào hợp đồng (ít nhất 3 tháng) khi mời chuyên gia đến VN. Hy vọng, từ kinh nghiệm tự-cứu-mình của Lê Quang Liêm sẽ có thêm một phương pháp rèn giũa chuyên môn cho các kỳ thủ khác.

Vài nét về chuyên gia Athur Kogan

- Sinh ngày 29/1/1974, tại Ukraine.
- Nhập cư Israel từ năm 2 tuổi, từng làm việc ở Pháp, Czech, Thụy Sĩ, Slovenia, Hungary, hiện sống ở Tây Ban Nha.
- Đại KTQT có Elo tháng 7/2007 là 2.569 (Elo cao nhất từng đạt 2.592).
- Phong cách chơi cờ: hài hòa cả thế trận lẫn chiến thuật, đặc biệt thích lối chơi tấn công, chiến thuật và sáng tạo.
- Lý do thích huấn luyện cờ vua: “Tôi yêu thích cờ vua, nên muốn hướng dẫn và chia sẻ niềm đam mê của mình với người khác, cũng như hỗ trợ những ai muốn cải thiện trình độ chuyên môn”.



(Cập nhật 05-10-2007) Bài và ảnh: THỤC OANH
Go to the top of the page
 
+Quote Post
gianghophieubat
post Oct 28 2007, 03:39 AM
Post #2


Newbie
*

Group: Members
Posts: 3
Joined: 18-June 05
Member No.: 1,102



Mình cũng thích học cờ tướng lắm mà chả bít chỗ nào dạy nâng cao cả.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
cchessfan
post Oct 30 2007, 02:12 AM
Post #3


Advanced Member
***

Group: Members
Posts: 84
Joined: 29-March 06
Member No.: 2,591



Dạy cờ qua Internet: Đại KTQT sống vui cùng “nghề tay trái”

Dù đã có thâm niên gần 10 năm dạy cờ vua ở Singapore nhưng Đại KTQT Từ Hoàng Thông chỉ mới bắt đầu dạy cờ qua internet trong thời gian gần đây. Từ tháng 3-7/2007, Từ Hoàng Thông có học trò đầu tiên là một thanh niên (hơn 20 tuổi) người Mỹ gốc Hoa, với học phí 30 USD/giờ. Sau 5 tháng thọ giáo cùng Đại KTQT, anh này phấn khởi khoe mình vừa đoạt chức vô địch một giải nghiệp dư cùng với 1.270 USD tiền thưởng.

Thật ra, ngay từ khi còn ở Singapore, do chơi cờ trên mạng thường xuyên nên Thông được một số VĐV nghiệp dư mến mộ và ngỏ ý muốn thọ giáo cùng anh qua internet. Tuy nhiên, vào thời điểm đó Thông không mấy tha thiết với lời đề nghị này do quá bận rộn. Đầu năm nay, khi quyết định về lại TPHCM sinh sống và tập trung vào thi đấu, Từ Hoàng Thông gần như bỏ bẵng công tác huấn luyện. Mãi đến khi anh chàng người Mỹ gốc Hoa xuất hiện, Thông mới quyết định thử sức mình ở lĩnh vực mới lạ này. “Thực ra, dạy cờ qua internet cũng không khác gì so với trực tiếp dạy học trò, bởi tôi vẫn phải vắt sức suy nghĩ, phân tích và giảng giải trong những lúc online. Hễ thấy sau 3-4 phút học trò vẫn lặng thinh là tôi lại tìm cách gợi ý để hâm nóng không khí học tập. Có học trò không thích chat bằng cách đánh máy nên tôi phải nói suốt. Cũng có học trò đang học thì nghỉ ngang với lời giải thích ngắn gọn: cờ vua là mối quan tâm thứ ba trong cuộc sống nên tôi chưa thể dành nhiều thời gian cho nó lúc này” - Từ Hoàng Thông thích thú nhắc lại vài điều ngộ nghĩnh về “nghề tay trái” của mình.

Cuối tháng 7/2007, trong chuyến du đấu ở Canada, Từ Hoàng Thông có thêm niềm vui khi có một số VĐV Việt kiều nhỏ tuổi nhận anh làm thầy. Nể tình người Việt với nhau, Thông hiện dạy cờ qua internet cho các em này với học phí 20 USD/giờ. Tuy tiền công từ việc làm thêm này không thấm vào đâu so với chuỗi ngày “làm thuê” ở Singapore, nhưng Từ Hoàng Thông cũng phấn khởi vì đã thực hiện được tâm nguyện của mình: trở về quê nhà sinh sống, học tập và làm việc.


MỴ TRÂN
Go to the top of the page
 
+Quote Post
ao_dai
post Nov 5 2007, 04:50 AM
Post #4


Advanced Member
***

Group: Members
Posts: 91
Joined: 2-October 06
Member No.: 3,502



Cám ơn cchessfan và các bạn đã hỏi thăm !

Hiện tại lớp cờ qua mạng của Bang_Huu vẫn đang hoạt động bình thường, tuy số lượng người học ít do Bang_Huu không sắp xếp nổi thời gian để dạy nhiều. Trình độ của lớp cờ mới chỉ ở mức cơ bản tuy nhiên các bạn học đều cảm thấy là lên cờ rõ rệt, biết chơi khai cuộc bài bản. Học phí cũng không nhiều ( chỉ có 300.000đ/tháng ) nhưng cũng là nguồn kinh phí để giúp duy trì Kỳ Đài Bằng Hữu.

cchessfan có thể liên lạc với Bang_Huu qua số ĐT: 0913901117 để trao đổi riêng.

Bang_Huu
Go to the top of the page
 
+Quote Post
cchessfan
post Nov 9 2007, 11:05 AM
Post #5


Advanced Member
***

Group: Members
Posts: 84
Joined: 29-March 06
Member No.: 2,591



QUOTE(ao_dai @ Nov 5 2007, 11:50 AM) *
Cám ơn cchessfan và các bạn đã hỏi thăm !

Hiện tại lớp cờ qua mạng của Bang_Huu vẫn đang hoạt động bình thường, tuy số lượng người học ít do Bang_Huu không sắp xếp nổi thời gian để dạy nhiều. Trình độ của lớp cờ mới chỉ ở mức cơ bản tuy nhiên các bạn học đều cảm thấy là lên cờ rõ rệt, biết chơi khai cuộc bài bản. Học phí cũng không nhiều ( chỉ có 300.000đ/tháng ) nhưng cũng là nguồn kinh phí để giúp duy trì Kỳ Đài Bằng Hữu.

cchessfan có thể liên lạc với Bang_Huu qua số ĐT: 0913901117 để trao đổi riêng.

Bang_Huu


Cám ơn anh Bằng Hữu.

Để bữa nào mình sẽ ghé qua chổ quán anh chơi vào ngày thường nghĩ phép (vì T7 và CN thường cũng bận rộn lắm). Không cần hẹn trước đâu để về mình còn viết bài cãm nhận riêng của mình nữa. Hehe !!!

Gặp nhau một lần thì dể rồi, còn có thành tri kỹ không chắc cũng phải chờ chử Duyên.

Thân
Go to the top of the page
 
+Quote Post
ao_dai
post Nov 13 2007, 04:53 AM
Post #6


Advanced Member
***

Group: Members
Posts: 91
Joined: 2-October 06
Member No.: 3,502




Kỳ Đài Bằng Hữu chỉ hoạt động vào 15h chiều CN hàng tuần thôi cchessfan ạ! Những ngày thường mặt bằng này được sử dụng vào mục đích khác, nên cchessfan ghé đó không thể gặp Bang_Huu hoặc anh em được! Thấy cchessfan rất nhiệt tình , Bang_Huu muốn liên lạc để bàn việc hợp tác đưa các ván đấu của tất cả các Kỳ Đài lên mạng cho các bạn thưởng thức, chứ không có ý gì !

Thân!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
cchessfan
post Nov 26 2007, 05:58 AM
Post #7


Advanced Member
***

Group: Members
Posts: 84
Joined: 29-March 06
Member No.: 2,591



Vào mạng “luyện công” cờ vua

Bạn đừng tưởng các trang web về cờ chỉ là nơi “hò hẹn” hoặc cáp độ của những người chơi cờ nghiệp dư muốn thỏa sức làm VĐV thứ thiệt. Hiện nay, nhiều kỳ thủ hàng đầu của nhiều quốc gia vẫn “chạm mặt” nhau trên bàn cờ “ảo” kiểu này hàng ngày.

Muôn nẻo đường cờ
Ở Việt Nam, có lẽ “già làng” Từ Hoàng Thông (Đại KTQT) là một trong những người chơi cờ trên mạng sớm nhất, như anh kể: “Sau chuyến du đấu ở Úc năm 1995, tôi bắt đầu biết đến hình thức chơi cờ trên mạng nhưng mãi đến năm 1997, khi làm việc ở Singapore, tôi mới có điều kiện sử dụng internet để chơi thường xuyên. Hầu như ngày nào tôi cũng đánh cờ “online” từ 1-2 giờ, hôm nào hăng thì 4-5 giờ mới thôi”. Thực ra, muốn “nhập môn” chơi cờ trên mạng cũng khá đơn giản bởi chỉ cần bạn có một máy vi tính cấu hình tương đối, có thể truy cập internet rồi vào địa chỉ trang web cần dùng, tạo account (tương tự đăng ký địa chỉ email) và tải chương trình để chơi là… vào cuộc được ngay.

Lướt qua trang web của 5 tuyển thủ cờ vua vừa từ Indoor Games trở về, PV Thể Thao “nhặt” được ngay địa chỉ 5 trang web, trong đó chỉ có website www.chessclub.com (ICC) buộc người chơi phải đóng tiền (50 USD/năm, phương thức thanh toán có thể trực tiếp qua mạng hoặc thông qua ngân hàng). Chơi cờ trên mạng từ 4/2002 ở các website www.playchess.com (tập trung các VĐV, kỳ thủ chuyên nghiệp) và ICC, đại KTQT Lê Quang Liêm nhận xét. “Hiện nay, em chơi chủ yếu ở trang ICC vì qua một thời gian, em thích trang này do admin chuyên nghiệp hơn và nhiều đối thủ để mình cọ xát hơn”. Cũng theo Quang Liêm, ở các trang web không thu phí thì trình độ quản lý của admin kém hơn, người chơi phải chấp nhận có thể bị xóa account bất cứ lúc nào, tùy… tâm trạng của admin. Đơn cử, trang playchess.com tuy không buộc nộp phí, nhưng khi bạn chơi “free” thì có thể bị khóa nick sau một thời gian không chịu trả tiền “ở trọ”, còn nếu bạn đóng phí thì lại được sử dụng thêm một số tiện ích kèm theo. KT FIDE Phạm Bích Ngọc, HCĐ cá nhân cờ chớp tại Asian Indoor Games vừa qua, cho biết: “Chơi cờ ở ICC là tốt nhất đối với các kỳ thủ muốn tập luyện như chúng tôi. Nhưng do tại đây chỉ cho free 7 ngày nên tôi thường dạo qua dạo lại 3 trang khác nhau”. Bích Ngọc hiện là học sinh lớp 12 nên có “ghiền” lắm cũng chỉ tự cho mình chơi cờ trên mạng 3 buổi/tuần, chủ yếu “dợt” thể loại cờ đánh nhanh và chớp.

Làm quen với “món” này từ năm 1998 trong thời gian tập huấn ở Hungary, Đại KTQT Nguyễn Anh Dũng luôn trung thành với trang playchess.com vì: “Mình lên mạng chơi cờ chỉ mục đích duy nhất là tập luyện, nên có một nick để rèn luyện thôi cũng hết thời gian rồi; hơn nữa qua trang web khác thì lại phải làm quen với... giao diện mới, mất thời gian lắm”. Đặc biệt, do có danh hiệu Đại KTQT nên anh không chỉ được chơi miễn phí mà còn được cho tiền vì trên mạng cũng tổ chức thi đấu với các Đại KTQT, người chơi đóng lệ phí và Đại KTQT được thưởng nữa. Anh Dũng cho biết: “Họ sẽ trả tiền vào tài khoản của mình ở ngân hàng. Số tiền này là thật, nhưng mình không được nhận tiền mặt mà chỉ sử dụng tiền để mua hoặc làm cái gì đó và cũng không được rút ra”. Đại KTQT nữ (WGM) Hoàng Thị Bảo Trâm mới chơi cờ trên mạng 2 năm nay, nhưng do phải thường xuyên tập huấn ở Trung tâm HLQG 2 (chưa có đường truyền internet riêng) nên Trâm cũng không được “luyện công” kỹ lưỡng, vì “thật khó đánh đấm gì ở quán internet công cộng quá đông đúc” – Trâm tiếc rẻ.

Nghề chơi: được, mất là do… mình
Các “cao thủ” của chúng ta đều thừa nhận chơi cờ trên mạng cũng là một biện pháp tập luyện học hỏi với các cao thủ quốc tế. Liêm, Thông đều không hiếm dịp gặp các kỳ thủ tốp đầu TG, thậm chí có khi Liêm còn bị một kỳ thủ Nhật “máu mê” đến độ mắng Liêm là “chết nhát” khi Liêm đề nghị kết thúc cuộc chơi mà anh chàng này chưa muốn. Từ Hoàng Thông “bật mí” là nhờ lý lịch chuyên môn tự giới thiệu trên mạng cũng như gặp gỡ nhiều người chơi cờ “năm châu, bốn biển” mà Thông có thêm nghề tay trái là dạy cờ qua mạng (30-40 USD/giờ) cho các VĐV nghiệp dư tại Mỹ, Israel... Nhưng đi kèm với tiện ích này cũng có không ít cảm giác “sao sao” ấy, như Bích Ngọc nhìn nhận: “Đánh trên mạng khó có tâm lý thi đấu thật sự, thay vì nhìn bàn cờ thì nhìn màn hình PC đã khác nhau nhiều, chưa kể là không được “soi” đối thủ ngồi đối diện mình”. Vì vậy, Anh Dũng chia sẻ kinh nghiệm chơi (mà học) cờ trên mạng như sau: “Các đấu thủ trên mạng tạo điều kiện cho mình tập luyện những gì mới học trong sách, hoặc thử nghiệm một khai cuộc mới. Tất nhiên, bạn có thể tập luyện những điều này bằng cách đánh cờ với máy (phần mềm cài đặt sẵn) nhưng sẽ mau chán vì máy luôn chính xác và mình hầu như chỉ thua tới hòa”. Nhờ có mục đích tập luyện rõ ràng nên Anh Dũng luôn chọn thời gian một ván cờ là 3 phút, vừa kịp để xử lý tình huống và không bị yếu tố may mắn chi phối nhiều, trong lúc ván cờ 1 phút chỉ mang tính giải trí nhiều hơn. Cả Từ Hoàng Thông lẫn Lê Quang Liêm đều chung suy nghĩ: hạn chế của chơi cờ trên mạng là theo thể loại blitz (cờ chớp) khiến ảnh hưởng đến tập luyện cờ tiêu chuẩn. Lê Quang Liêm lý giải: “Đây không nên là phương pháp tập luyện thường xuyên vì thiếu cảm giác thi đấu thực tế, mà nên xem là biện pháp chữa cháy trong tập luyện, nhất là với những ai ít có điều kiện thi đấu. Mỗi ngày, tôi chơi cờ trên mạng khoảng 3 giờ thôi”.

Thực ra, do “cao thủ” không muốn phí hoài thời gian nên chuyện chơi cờ qua internet mới đâm ra… rắc rối như trên vừa nêu. Còn nếu bạn chỉ là người chơi cờ cho thỏa thích đam mê, thì hãy mạnh dạn click “chuột”, bởi biết đâu có dịp so tài với các Đại KTQT Lê Quang Liêm, Nguyễn Anh Dũng, Từ Hoàng Thông nhỉ.

Chơi cờ vua ở website nào?
+ Giải trí, nghiệp dư:
- www.iwin.com
- www.yahoo.com

+ Năng khiếu quận (huyện), tỉnh (thành), VĐV chưa có danh hiệu KTQT:
- www.playchess.com

+ Chuyên nghiệp, đỉnh cao:
- www.chessclub.com
Mạng này phải đóng tiền khi muốn tham gia, nhưng các kỳ thủ có danh hiệu KTQT (IM) trở lên thì được miễn phí.

VĨNH LINH sưu tầm


Bài và Ảnh: Thục Oạnh
Go to the top of the page
 
+Quote Post
cchessfan
post Dec 5 2007, 04:40 AM
Post #8


Advanced Member
***

Group: Members
Posts: 84
Joined: 29-March 06
Member No.: 2,591



QUOTE(ao_dai @ Nov 13 2007, 11:53 AM) *
Kỳ Đài Bằng Hữu chỉ hoạt động vào 15h chiều CN hàng tuần thôi cchessfan ạ! Những ngày thường mặt bằng này được sử dụng vào mục đích khác, nên cchessfan ghé đó không thể gặp Bang_Huu hoặc anh em được! Thấy cchessfan rất nhiệt tình , Bang_Huu muốn liên lạc để bàn việc hợp tác đưa các ván đấu của tất cả các Kỳ Đài lên mạng cho các bạn thưởng thức, chứ không có ý gì !

Thân!


Chào anh Bằng Hữu,

Để đưa các ván đấu của tất cả các Kỳ Đài lên mạng, mình đề nghị như thế này không biết ý anh ra sao :

Mình sẽ post các ván đấu của :

-Kỳ đài Kỳ Ngộ sinh họat vào sáng Thứ tư và Thứ bảy.
-Kỳ Đài 65 Nguyễn Thông sinh họat vào Chủ nhật

Các ngày : Thứ Tư, Thứ bảy và Chủ nhật mình sẽ ghé qua 65 Nguyễn Thông vào buổi trưa từ 11h00-13h00 hoặc từ 18h00-19h30 để lấy biên bản các ván đấu. Sau đó mình sẽ cố gắng đưa lên mạng cho các bạn thưỡng thức trong vòng 24h00. Riêng các ván đấu ngày Thứ bảy và Chủ nhật thì mình xin sẽ post vào ngày thứ hai.

Nói chung là mình có nhiệm vụ đánh máy và đưa lên mạng. Nếu được thì từ biên bản ván đấu anh viết lại có lời bình vào giấy khổ A4 sau đó mình sẽ post lên. Thêm nữa là mình sẽ học cách post ván đấu theo dạng bàn cờ để các bạn dể thưỡng thức.

Hôm nay Thứ Tư theo lịch là Kỳ đài Kỳ Ngộ nếu kịp thì tối nay 5-12-2007 mình sẽ ghé qua Nguyễn Thông để lấy ván đấu ngày mai mình sẽ post lên. Nhờ anh chỉ định người mình sẽ gặp. Nếu không kịp thì mình sẽ bắt đầu vào Thứ bảy tuần này 8-12-2007.

Tương lai “nhóm post” ne6n có thêm người nữa để back up nếu mình có bận việc để không ảnh hưỡng đến việc theo dõi kỳ đài của các Kỳ hữu.

Thân

PS. nhiều khi email qua lại nên không hiểu nhau, dễ gây hiểu lầm. Hehe!! Nếu có gì không phải bỏ qua nha anh!!!
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



- Lo-Fi Version Time is now: 29th March 2024 - 07:43 AM