IPB

Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Chuyện bên lề về những kỳ thủ Việt Nam, Copy từ bài viết của ccchessfan bên forum XQSun
Internazionale
post Sep 25 2008, 06:06 AM
Post #1


Advanced Member
***

Group: Members
Posts: 437
Joined: 12-July 05
Member No.: 1,233



Câu chuyện 1:Gương mặt triển vọng của ĐTQG cờ tướng Lại Lý Huynh (Cà Mau)

“Không biết thì phải học”

Lúc 18 tuổi, 3 tháng và 5 ngày, Lại Lý Huynh lần đầu tiên đoạt hạng nhất bảng nam tại giải cờ tướng vô địch đồng đội toàn quốc tháng 9/2008. Đây cũng là năm đầu tiên Lý Huynh được tập huấn ĐTQG hơn 4 tháng với toàn cao thủ đàn anh, nhằm chuẩn bị cho giải VĐ lứa tuổi 18 châu Á vào tháng 10/2008. Thành tích này là bước ngoặt cho kỳ thủ Cà Mau kể từ lúc anh vô địch U.18 giải Trẻ toàn quốc cách nay 3 năm.

Chơi cờ là kế mưu sinh…

Lại Lý Huynh chào đời ở Vĩnh Long, nhưng do cha mẹ rong ruổi mưu sinh mà thành cư dân huyện U Minh - Cà Mau. Năm Huynh 9 tuổi, cha bày cho Huynh cách đi quân, rồi cậu chơi cờ với một bạn ở xóm. Năm Huynh 11 tuổi, cha mẹ chia tay, chị hai về với ông bà nội để được ăn học, Lại Lý Huynh theo cha rày đây, mai đó với nghề hớt tóc dạo. Huynh phải nghỉ học từ đó. “Mới đầu, cha tính cho em học nghề hớt tóc, vậy mà hễ rảnh là cha chấp em 2 con mã, thấy em có thắng có thua, thành ra em đánh cờ để cha lo “độ”. Hồi đó, hai cha con lội bộ gần 20km/ngày đến nơi nào có bạn hàng (gia đình từng quen khi buôn bán trước đây) lại tá túc mấy bữa” – Lại Lý Huynh kể về tuổi thơ khó nhọc quanh bàn cờ của mình.

“Bén duyên” với ngành TDTT

Năm Huynh 12 tuổi, cha em chỉ còn chấp 1 mã. Chính cha tìm gặp HLV Nguyễn Thanh Khiết của Sở TDTT Cà Mau để giới thiệu con trai cưng. Lại Lý Huynh vẫn nhớ buổi đầu “bén duyên” ngành TDTT cũng nhờ khả năng chơi cờ tướng: “Lần đầu tìm không gặp được thầy. Lần thứ hai gặp rồi, thầy cho em đấu 2 ván với một chú phải chấp em 1 con mã thì có thắng, có thua. Thầy lại cho đấu tiếp với một anh từng thi U.18 QG, em hòa luôn 2 ván. Vì thầy muốn bổ sung em vào danh sách VĐV của tỉnh dự giải trẻ toàn quốc năm đó nên em lại phải đấu cờ với một chú trong ban lãnh đạo. Sau đó, em được tập huấn 1 tháng tại thị xã ”. Lần đầu tiên ra trận ở một giải QG, Lại Lý Huynh đoạt HCV U.13, với toàn những ván cờ thắng và hòa. Từ đó, Lý Huynh tập huấn tập trung cùng ĐT cờ tỉnh Cà Mau.

Không biết thì phải học

Ở Cà Mau, điều kiện tập luyện còn hạn hẹp, Huynh vừa ít gặp cao thủ để cọ xát, vừa khó khăn trong tìm tòi tài liệu chuyên môn. Thoạt đầu, Huynh chủ yếu học hỏi từ sách vở của thầy. Giải VĐ đồng đội toàn quốc 2005, Lại Lý Huynh xếp hạng 5 cá nhân và tự tin thử sức bằng phương pháp tự nghiên cứu. “Năm 2006, em làm quen với việc chơi cờ, học cờ, phân tích cờ trên mạng. Phần mềm cờ tướng đầu tiên mà em có là do anh Hữu Bình (trưởng ban Phóng viên báo Thể Thao-PV) cho em. Em mê lắm, có ngày ngồi lì 10 giờ ở tiệm internet” – Lý Huynh tâm sự. Huynh còn học từ những “tour cờ độ” ở các địa phương khác nhân dịp thi đấu các giải QG. Huynh học từ những ván đấu mình thua cuộc vì: “Mỗi ván thua là một bài học, dù là mình thua lãng nhách cũng có điều gì cần rút kinh nghiệm. Em luôn cố gắng giữ thói quen phân tích lại ván đấu của mình vào tối cùng ngày. Còn khi thắng, em không nghĩ mình hay mà do đối thủ còn sơ sót”. Trong những năm chơi cờ vừa qua, Lại Lý Huynh nhớ nhất ván thua trước Ngô Minh Cường ở giải trẻ 2006. Kỳ thủ này nói: “Em thua vì mất nhiều thời gian giải quyết khai cuộc của Cường. Đó là khai cuộc em biết mà chưa dành thời gian nghiên cứu, khiến em rất lúng túng. Sau lần đó, em hiểu là cái gì lạ, cái gì không biết thì phải học ngay”. Còn ván thắng ấn tượng nhất, chính là vượt qua Trương Á Minh (TPHCM) tại giải VĐ đồng đội toàn quốc tháng 9/2008 vừa xong: “Đây là lần thứ tư em gặp cao thủ này, ba lần trước (từ năm 2005-2007) em đều hòa, lần này thắng em sướng lắm”.

Mong có “vũ khí mới”

Hỏi điều gì khiến Huynh mê cờ, Huynh thiệt tình trả lời: “Em chưa khi nào nghĩ kỹ điều này, chỉ nhớ cảm giác lần đầu tiên được chơi cờ theo bài bản với thầy Nguyễn Thanh Khiết ở Cà Mau, thấy cái gì cũng ngộ, nên tò mò theo học để hiểu, rồi theo hoài đến giờ”. Do thói quen thích học hỏi mà Lại Lý Huynh đang “kết” lối đánh của cả Nguyễn Thành Bảo (chơi đôi công một cách “dữ dằn”) lẫn Nguyễn Vũ Quân (trầm tĩnh, bình ổn để dẫn vào cờ tàn): “Mới nghe, có vẻ phi lý vì em thích hai lối đánh gần như nghịch nhau. Nhưng em muốn hòa 2 phong cách này làm 1 thứ vũ khí của mình, đó là linh hoạt theo tình huống”.

Lại Lý Huynh còn tiết lộ: ‘Em gái út Lại Ngọc Quỳnh của em cũng là VĐV tỉnh Cà Mau, vừa vô địch U.15 giải trẻ TQ 2008. Em thấy Quỳnh có năng khiếu do biết đi những nước có suy nghĩ sâu xa, nhưng nói thiệt là em muốn Quỳnh tập trung học văn hóa hơn vì em ấy không mê cờ đến lăn lóc như em. Hơn nữa, Quỳnh học rất giỏi (3 năm liền ở bậc THCS là học sinh giỏi), chứ không bị nghỉ ngang năm lớp 6 như em”.

Mười tám tuổi, Lại Lý Huynh còn nhiều đỉnh cao để chinh phục cả về cờ lẫn trên đường đời. Người hâm mộ cờ tướng hãy đợi những thành quả mới của Huynh!

Câu chuyện 2:Tăng Nguyên Giai-Từ chốn cờ giang hồ trở thành “Mạnh Thường Quân”

Dáng vẻ bình dị, đầu tóc bù xù, nụ cười thân thiện, nhìn bề ngoài không ai nghĩ Tăng Nguyên Giai là một cao thủ có hạng trong làng cờ tướng Việt Nam, càng không thể đoán được rằng anh hiện đang là một doanh nhân thành đạt và là một “Mạnh Thường Quân” quen thuộc của giới cờ TPHCM nói riêng và cả nước nói chung…

Sinh năm 1955 tại khu vực chợ Thiếc (gần trường đua ngựa Phú Thọ, Q.11 - TPHCM), Nguyên Giai là con thứ 3 trong một gia đình người gốc Hoa có 10 người con. Ngay từ khi còn nhỏ, Tăng Nguyên Giai đã bộc lộ niềm đam mê cờ tướng mỗi khi được theo các anh, các chú trong xóm đánh cờ với nhau.

Nhưng mãi đến năm 32 tuổi, Tăng Nguyên Giai mới gia nhập làng cờ giang hồ TPHCM, chuyên đi “thư hùng” với các “cao nhân tiền bối” khác trong làng cờ. Thời gian này, tuy cuộc sống khá khó khăn và phải mưu sinh bằng nghề sửa máy nước, máy cơ khí nhưng mỗi khi nghe có “kèo”, Nguyên Giai đều đạp xe đến tận nơi giao đấu. Đó là thời điểm mà hầu hết làng cờ tướng TPHCM đều biết đến tên tuổi của Tăng Nguyên Giai, bởi lối đánh khá khó chịu và có phần hơi “liều” của anh.

Sau khi đoạt hạng nhì giải cờ tướng toàn thành 1987 và hạng 3 giải này năm 1991, Tăng Nguyên Giai bất ngờ “rửa tay gác kiếm” để theo đuổi công việc kinh doanh. Từ cửa hàng bán máy nén khí, máy phát điện… ở đường Lạc Long Quân - Q.Tân Bình, anh Giai phát triển ra thêm 2 cửa hàng lớn hơn ở Đồng Nai và ở KCN Sóng Thần - Bình Dương (hệ thống cửa hàng này cũng mang tên Tăng Nguyên Giai).

Ban đầu chỉ bán các loại máy nhỏ, quy mô hộ gia đình, đến nay cửa hàng Tăng Nguyên Giai đã phát triển hơn, chỉ chuyên kinh doanh các loại máy cơ khí, máy phát điện qui mô công nghiệp. Sau khi thành công trên thương trường và yên ổn về gia thất (Nguyên Giai lấy vợ cách nay 6 năm, hiện có 2 con trai là Tăng Thiện Tâm 5 tuổi và Tăng Thiện Trường 3 tuổi), Tăng Nguyên Giai quyết định “tái xuất giang hồ” năm 2005, sau hơn 10 năm “thoái ẩn”.

Lần trở lại này, Nguyên Giai không chỉ đóng vai trò là một kỳ thủ mà còn trực tiếp đứng ra tài trợ cho nhiều giải của làng cờ tướng TPHCM và khu vực như giải cờ tướng các danh thủ TPHCM mở rộng lần 1 - cúp Phương Trang 2007 (36 triệu đồng), giải châu Á 2006 tại Vũng Tàu, giải đồng đội toàn quốc 2006 (20 triệu đồng), giải đồng đội mở rộng 2007 (60 triệu đồng), giải Bình Dương mở rộng 2008 (40 triệu đồng)…

Bên cạnh đó, giới cờ giang hồ còn rỉ tai nhau rằng Tăng Nguyên Giai vẫn thường hay giúp đỡ một số anh em trong những lần đi tranh giải của mình. Vốn xuất thân từ làng cờ nên Nguyên Giai hiểu hơn ai hết tâm tư của các kỳ thủ: “Anh em kỳ thủ nhiều khi mê cờ quá mà quên hết chuyện làm ăn nên cuộc sống của họ đa phần khá bấp bênh. Vả lại hệ thống thi đấu của chúng ta hiện vẫn còn khá ít giải, không đủ để anh em cải thiện cuộc sống. Đấy là thiệt thòi của những người chơi cờ”.

Giải thích về nguyên nhân anh nổi tiếng trong giới cờ giang hồ hơn là trên các bàn cờ chính thống, Tăng Nguyên Giai thẳng thắn: “Khi đánh cờ giang hồ, tôi quyết định dứt khoát hơn, mạnh bạo hơn nên thường gây bất ngờ cho đối thủ. Ngoài ra, cờ giang hồ chỉ đánh 1 vài ván nên tôi đỡ mất sức, chứ đánh liên tục trong nhiều ngày tôi làm sao địch nổi với các kỳ thủ chuyên nghiệp”. Đến nay đã có khá nhiều “cao thủ” từng là “bại tướng” của Tăng Nguyên Giai, thậm chí ngay cả các kỳ thủ hàng đầu Việt Nam hiện nay như Trềnh A Sáng, Nguyễn Thành Bảo, Trương Á Minh… nếu chấp Nguyên Giai 1 nước trên các bàn cờ giang hồ thì họ cũng có thể bị doanh nhân này “kích bại”.

Xuất thân từ làng cờ tướng, nổi tiếng nhờ cờ tướng nên khi thành công, Tăng Nguyên Giai vẫn luôn tìm cách giúp đỡ môn cờ tướng phát triển và xem đó như một cách nuôi dưỡng niềm đam mê của những người cùng ham thích chơi cờ giống như anh.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
PhamGiaVoKiem
post Oct 26 2008, 07:19 AM
Post #2


Member
**

Group: Members
Posts: 51
Joined: 17-June 05
Member No.: 1,096



QUOTE(Internazionale @ Sep 25 2008, 06:06 AM) *
Câu chuyện 1:Gương mặt triển vọng của ĐTQG cờ tướng Lại Lý Huynh (Cà Mau)

“Không biết thì phải học”

Lúc 18 tuổi, 3 tháng và 5 ngày, Lại Lý Huynh lần đầu tiên đoạt hạng nhất bảng nam tại giải cờ tướng vô địch đồng đội toàn quốc tháng 9/2008. Đây cũng là năm đầu tiên Lý Huynh được tập huấn ĐTQG hơn 4 tháng với toàn cao thủ đàn anh, nhằm chuẩn bị cho giải VĐ lứa tuổi 18 châu Á vào tháng 10/2008. Thành tích này là bước ngoặt cho kỳ thủ Cà Mau kể từ lúc anh vô địch U.18 giải Trẻ toàn quốc cách nay 3 năm.

Chơi cờ là kế mưu sinh…

Lại Lý Huynh chào đời ở Vĩnh Long, nhưng do cha mẹ rong ruổi mưu sinh mà thành cư dân huyện U Minh - Cà Mau. Năm Huynh 9 tuổi, cha bày cho Huynh cách đi quân, rồi cậu chơi cờ với một bạn ở xóm. Năm Huynh 11 tuổi, cha mẹ chia tay, chị hai về với ông bà nội để được ăn học, Lại Lý Huynh theo cha rày đây, mai đó với nghề hớt tóc dạo. Huynh phải nghỉ học từ đó. “Mới đầu, cha tính cho em học nghề hớt tóc, vậy mà hễ rảnh là cha chấp em 2 con mã, thấy em có thắng có thua, thành ra em đánh cờ để cha lo “độ”. Hồi đó, hai cha con lội bộ gần 20km/ngày đến nơi nào có bạn hàng (gia đình từng quen khi buôn bán trước đây) lại tá túc mấy bữa” – Lại Lý Huynh kể về tuổi thơ khó nhọc quanh bàn cờ của mình.

“Bén duyên” với ngành TDTT

Năm Huynh 12 tuổi, cha em chỉ còn chấp 1 mã. Chính cha tìm gặp HLV Nguyễn Thanh Khiết của Sở TDTT Cà Mau để giới thiệu con trai cưng. Lại Lý Huynh vẫn nhớ buổi đầu “bén duyên” ngành TDTT cũng nhờ khả năng chơi cờ tướng: “Lần đầu tìm không gặp được thầy. Lần thứ hai gặp rồi, thầy cho em đấu 2 ván với một chú phải chấp em 1 con mã thì có thắng, có thua. Thầy lại cho đấu tiếp với một anh từng thi U.18 QG, em hòa luôn 2 ván. Vì thầy muốn bổ sung em vào danh sách VĐV của tỉnh dự giải trẻ toàn quốc năm đó nên em lại phải đấu cờ với một chú trong ban lãnh đạo. Sau đó, em được tập huấn 1 tháng tại thị xã ”. Lần đầu tiên ra trận ở một giải QG, Lại Lý Huynh đoạt HCV U.13, với toàn những ván cờ thắng và hòa. Từ đó, Lý Huynh tập huấn tập trung cùng ĐT cờ tỉnh Cà Mau.

Không biết thì phải học

Ở Cà Mau, điều kiện tập luyện còn hạn hẹp, Huynh vừa ít gặp cao thủ để cọ xát, vừa khó khăn trong tìm tòi tài liệu chuyên môn. Thoạt đầu, Huynh chủ yếu học hỏi từ sách vở của thầy. Giải VĐ đồng đội toàn quốc 2005, Lại Lý Huynh xếp hạng 5 cá nhân và tự tin thử sức bằng phương pháp tự nghiên cứu. “Năm 2006, em làm quen với việc chơi cờ, học cờ, phân tích cờ trên mạng. Phần mềm cờ tướng đầu tiên mà em có là do anh Hữu Bình (trưởng ban Phóng viên báo Thể Thao-PV) cho em. Em mê lắm, có ngày ngồi lì 10 giờ ở tiệm internet” – Lý Huynh tâm sự. Huynh còn học từ những “tour cờ độ” ở các địa phương khác nhân dịp thi đấu các giải QG. Huynh học từ những ván đấu mình thua cuộc vì: “Mỗi ván thua là một bài học, dù là mình thua lãng nhách cũng có điều gì cần rút kinh nghiệm. Em luôn cố gắng giữ thói quen phân tích lại ván đấu của mình vào tối cùng ngày. Còn khi thắng, em không nghĩ mình hay mà do đối thủ còn sơ sót”. Trong những năm chơi cờ vừa qua, Lại Lý Huynh nhớ nhất ván thua trước Ngô Minh Cường ở giải trẻ 2006. Kỳ thủ này nói: “Em thua vì mất nhiều thời gian giải quyết khai cuộc của Cường. Đó là khai cuộc em biết mà chưa dành thời gian nghiên cứu, khiến em rất lúng túng. Sau lần đó, em hiểu là cái gì lạ, cái gì không biết thì phải học ngay”. Còn ván thắng ấn tượng nhất, chính là vượt qua Trương Á Minh (TPHCM) tại giải VĐ đồng đội toàn quốc tháng 9/2008 vừa xong: “Đây là lần thứ tư em gặp cao thủ này, ba lần trước (từ năm 2005-2007) em đều hòa, lần này thắng em sướng lắm”.

Mong có “vũ khí mới”

Hỏi điều gì khiến Huynh mê cờ, Huynh thiệt tình trả lời: “Em chưa khi nào nghĩ kỹ điều này, chỉ nhớ cảm giác lần đầu tiên được chơi cờ theo bài bản với thầy Nguyễn Thanh Khiết ở Cà Mau, thấy cái gì cũng ngộ, nên tò mò theo học để hiểu, rồi theo hoài đến giờ”. Do thói quen thích học hỏi mà Lại Lý Huynh đang “kết” lối đánh của cả Nguyễn Thành Bảo (chơi đôi công một cách “dữ dằn”) lẫn Nguyễn Vũ Quân (trầm tĩnh, bình ổn để dẫn vào cờ tàn): “Mới nghe, có vẻ phi lý vì em thích hai lối đánh gần như nghịch nhau. Nhưng em muốn hòa 2 phong cách này làm 1 thứ vũ khí của mình, đó là linh hoạt theo tình huống”.

Lại Lý Huynh còn tiết lộ: ‘Em gái út Lại Ngọc Quỳnh của em cũng là VĐV tỉnh Cà Mau, vừa vô địch U.15 giải trẻ TQ 2008. Em thấy Quỳnh có năng khiếu do biết đi những nước có suy nghĩ sâu xa, nhưng nói thiệt là em muốn Quỳnh tập trung học văn hóa hơn vì em ấy không mê cờ đến lăn lóc như em. Hơn nữa, Quỳnh học rất giỏi (3 năm liền ở bậc THCS là học sinh giỏi), chứ không bị nghỉ ngang năm lớp 6 như em”.

Mười tám tuổi, Lại Lý Huynh còn nhiều đỉnh cao để chinh phục cả về cờ lẫn trên đường đời. Người hâm mộ cờ tướng hãy đợi những thành quả mới của Huynh!

Câu chuyện 2:Tăng Nguyên Giai-Từ chốn cờ giang hồ trở thành “Mạnh Thường Quân”

Dáng vẻ bình dị, đầu tóc bù xù, nụ cười thân thiện, nhìn bề ngoài không ai nghĩ Tăng Nguyên Giai là một cao thủ có hạng trong làng cờ tướng Việt Nam, càng không thể đoán được rằng anh hiện đang là một doanh nhân thành đạt và là một “Mạnh Thường Quân” quen thuộc của giới cờ TPHCM nói riêng và cả nước nói chung…

Sinh năm 1955 tại khu vực chợ Thiếc (gần trường đua ngựa Phú Thọ, Q.11 - TPHCM), Nguyên Giai là con thứ 3 trong một gia đình người gốc Hoa có 10 người con. Ngay từ khi còn nhỏ, Tăng Nguyên Giai đã bộc lộ niềm đam mê cờ tướng mỗi khi được theo các anh, các chú trong xóm đánh cờ với nhau.

Nhưng mãi đến năm 32 tuổi, Tăng Nguyên Giai mới gia nhập làng cờ giang hồ TPHCM, chuyên đi “thư hùng” với các “cao nhân tiền bối” khác trong làng cờ. Thời gian này, tuy cuộc sống khá khó khăn và phải mưu sinh bằng nghề sửa máy nước, máy cơ khí nhưng mỗi khi nghe có “kèo”, Nguyên Giai đều đạp xe đến tận nơi giao đấu. Đó là thời điểm mà hầu hết làng cờ tướng TPHCM đều biết đến tên tuổi của Tăng Nguyên Giai, bởi lối đánh khá khó chịu và có phần hơi “liều” của anh.

Sau khi đoạt hạng nhì giải cờ tướng toàn thành 1987 và hạng 3 giải này năm 1991, Tăng Nguyên Giai bất ngờ “rửa tay gác kiếm” để theo đuổi công việc kinh doanh. Từ cửa hàng bán máy nén khí, máy phát điện… ở đường Lạc Long Quân - Q.Tân Bình, anh Giai phát triển ra thêm 2 cửa hàng lớn hơn ở Đồng Nai và ở KCN Sóng Thần - Bình Dương (hệ thống cửa hàng này cũng mang tên Tăng Nguyên Giai).

Ban đầu chỉ bán các loại máy nhỏ, quy mô hộ gia đình, đến nay cửa hàng Tăng Nguyên Giai đã phát triển hơn, chỉ chuyên kinh doanh các loại máy cơ khí, máy phát điện qui mô công nghiệp. Sau khi thành công trên thương trường và yên ổn về gia thất (Nguyên Giai lấy vợ cách nay 6 năm, hiện có 2 con trai là Tăng Thiện Tâm 5 tuổi và Tăng Thiện Trường 3 tuổi), Tăng Nguyên Giai quyết định “tái xuất giang hồ” năm 2005, sau hơn 10 năm “thoái ẩn”.

Lần trở lại này, Nguyên Giai không chỉ đóng vai trò là một kỳ thủ mà còn trực tiếp đứng ra tài trợ cho nhiều giải của làng cờ tướng TPHCM và khu vực như giải cờ tướng các danh thủ TPHCM mở rộng lần 1 - cúp Phương Trang 2007 (36 triệu đồng), giải châu Á 2006 tại Vũng Tàu, giải đồng đội toàn quốc 2006 (20 triệu đồng), giải đồng đội mở rộng 2007 (60 triệu đồng), giải Bình Dương mở rộng 2008 (40 triệu đồng)…

Bên cạnh đó, giới cờ giang hồ còn rỉ tai nhau rằng Tăng Nguyên Giai vẫn thường hay giúp đỡ một số anh em trong những lần đi tranh giải của mình. Vốn xuất thân từ làng cờ nên Nguyên Giai hiểu hơn ai hết tâm tư của các kỳ thủ: “Anh em kỳ thủ nhiều khi mê cờ quá mà quên hết chuyện làm ăn nên cuộc sống của họ đa phần khá bấp bênh. Vả lại hệ thống thi đấu của chúng ta hiện vẫn còn khá ít giải, không đủ để anh em cải thiện cuộc sống. Đấy là thiệt thòi của những người chơi cờ”.

Giải thích về nguyên nhân anh nổi tiếng trong giới cờ giang hồ hơn là trên các bàn cờ chính thống, Tăng Nguyên Giai thẳng thắn: “Khi đánh cờ giang hồ, tôi quyết định dứt khoát hơn, mạnh bạo hơn nên thường gây bất ngờ cho đối thủ. Ngoài ra, cờ giang hồ chỉ đánh 1 vài ván nên tôi đỡ mất sức, chứ đánh liên tục trong nhiều ngày tôi làm sao địch nổi với các kỳ thủ chuyên nghiệp”. Đến nay đã có khá nhiều “cao thủ” từng là “bại tướng” của Tăng Nguyên Giai, thậm chí ngay cả các kỳ thủ hàng đầu Việt Nam hiện nay như Trềnh A Sáng, Nguyễn Thành Bảo, Trương Á Minh… nếu chấp Nguyên Giai 1 nước trên các bàn cờ giang hồ thì họ cũng có thể bị doanh nhân này “kích bại”.

Xuất thân từ làng cờ tướng, nổi tiếng nhờ cờ tướng nên khi thành công, Tăng Nguyên Giai vẫn luôn tìm cách giúp đỡ môn cờ tướng phát triển và xem đó như một cách nuôi dưỡng niềm đam mê của những người cùng ham thích chơi cờ giống như anh.


Cảm ơn bài viết của bạn.

Có điều bạn bảo các "tướng" nếu chấp Mìn Có (tên gọi thân thiện của Tăng tiên sinh trong giới kỳ thủ) 1 tiên mà bị kích bại thì có khi chưa đúng lắm.

Năm 2007 mình thấy Quân nghiện chấp Tăng 1,5 nước phóng 10 ăn 7 tại quán của Lâm người mẫu. Tăng tiên sinh cuối cùng bại trận (mà hình như Quân vẫn còn giữ chiêu khá kín)

Go to the top of the page
 
+Quote Post
hiepsibongdem
post Oct 26 2008, 09:09 AM
Post #3


Advanced Member
***

Group: Members
Posts: 68
Joined: 18-December 04
Member No.: 165




Không lẻ cầm tiền quăng vào mặt nó cũng kỳ , nên giải bộ thua cho vui vẻ đó mà .


--------------------
Tôi không muốn chết vì buồn cười ạc ạc
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



- Lo-Fi Version Time is now: 18th April 2024 - 02:33 PM