IPB

Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> Biệt danh của cách danh thủ VN, trích báo Tuổi Trẻ Online
convoiyeuco
post Aug 15 2005, 01:39 AM
Post #1


Advanced Member
***

Group: Members
Posts: 179
Joined: 19-December 04
Member No.: 178



Trích từ : Tuổi Trẻ Chủ Nhật, 14/08/2005, 11:27 (GMT+7)

Các biệt danh trong làng cờ


Hai kỳ thủ “Bạch mi ưng vương” Trương Á Minh (trái) và “Túy kỳ tiên” Trềnh A Sáng nhận cúp lưu niệm từ ban tổ chức Sports Gala 2005

TTCN - Thể thao VN từ xưa đã có những biệt danh đi vào lòng người hâm mộ như “lưỡng thủ vạn năng” Phạm Văn Rạng, "trung ứng vách sắt" Trương Tấn Bửu (bóng đá), “phượng hoàng” Lê Thành Các, “hùm xám” Vũ Văn Thân (xe đạp), “bức tường đồng” Mai Văn Hòa (bóng bàn)...

Tuy nhiên, chiếm số lượng áp đảo nhất vẫn là ở môn cờ tướng khi chỉ cần... xuất hiện trên đấu trường là đã có biệt danh.

Mộc Thanh Cốc” của Võ Đang thất hiệp

Trong nhóm bảy anh hào của “Võ Đang thất hiệp” tại Sài Gòn trước năm 1975, tuy là em út nhưng thất đệ “Mộc Thanh Cốc” - Lê Thiên Vị (L.T.V.) nhờ có ưu thế hoạt bát và “nội công” thâm hậu nên rất được dân làng cờ nể trọng.

So với đàn anh đại ca Tống Viễn Kiều - nhà giáo Lê Văn Đặng hay nhị ca Nguyễn Hữu Quang, tam ca Nguyễn Minh Nhật, tứ ca Châu Diễm Diệu, lão ngũ Quách Anh Tú và lục huynh Tô Hòa Dương, L.T.V. thành công hơn cả về nghiệp cờ tướng khi hiện là ủy viên ban chấp hành Hiệp hội Cờ tướng châu Á, HLV trưởng đội tuyển cờ tướng VN.

Tuy nhiên, cũng như nhiều “hiệp khách” cờ tướng lúc bấy giờ, thời trai trẻ của L.T.V. cũng không thể tránh khỏi chuyện cơm áo gạo tiền. Được xem là thất đệ của Võ Đang chính phái với bảng thành tích: vô địch Sài Gòn năm 1970, đạt đẳng cấp quốc tế đại sư tại giải vô địch thế giới lần 4-1995 với tấm HCB Phi Hoa Duệ; ấy vậy mà đôi khi vì hết tiền, L.T.V. đã phải “xé rào” kiếm tiền ở các bàn cờ độ.


Đông đảo bạn trẻ theo dõi đấu cờ và chiêm ngưỡng “Độc cô cửu kiếm”
Mai Thanh Minh

Với nội công thâm hậu được tôi luyện tại môi trường chính phái của Võ Đang thất hiệp, nhờ vậy mà khi “xuống núi” tìm kế sinh nhai, L.T.V. có thành tích bất khả chiến bại với trăm trận trăm thắng.

Lúc đó, khi gặp ông người ta thường hỏi hôm nay thắng được bao nhiêu, chứ ít ai hỏi thắng thua thế nào. Vì thường xuyên triệt hạ đối thủ bằng các chiêu độc nên L.T.V. còn có biệt danh khác là “Thiên hạ đệ nhất sát”. Cùng với nhị sát Trần Quới và tam sát Lê Nhị Trí, bộ ba này được xem là “giang hồ tam ác” ở các bàn cờ độ lúc bấy giờ.

Những ngày lui về “ẩn dật”, L.T.V. bắt đầu nghĩ đến chuyện phải làm một cái gì đó cho môn thể thao đã làm nên tên tuổi của mình và ông đã làm HLV cho đội tuyển TP.HCM. Theo ông, biệt danh là một trong những cách dễ đi vào lòng người nhất bởi nó giúp dân mê cờ dễ nhớ và chỉ cần nghe qua là nhớ liền đến sở trường, sở đoản quái chiêu, tuyệt kỹ... của từng thần tượng của mình!

Và bằng kinh nghiệm tích lũy được của những ngày hành hiệp giang hồ cộng với cặp mắt tinh tường của mình, nên các biệt danh mà tiền bối L.T.V. đặt đều được dân làng cờ chấp nhận.

1.001 biệt danh trong làng cờ!


Lê Thiên Vị (trái) nhận kỷ niệm chương do Ban biên tập báo Tuổi Trẻ trao tặng tại Sports Gala 200
Có thể nói nếu nhà văn Kim Dung đã có công xây dựng các nhân vật trong tiểu thuyết của mình đến với đông đảo công chúng, thì ở góc độ nào đó L.T.V. đã làm cho các nhân vật của Kim Dung gần gũi hơn, đặc biệt là với người mê cờ tại VN.

Những biệt danh mà L.T.V. đặt cho các kỳ thủ trong làng cờ tướng không chỉ là tên gọi cho vui mà đã phản ánh một phần ngoại hình, tính cách của nhân vật. Chẳng hạn như quốc tế đại sư Trềnh A Sáng được đặt cho tên gọi “Túy kỳ tiên” bởi anh uống rượu chẳng thua gì nhân vật Tiêu Phong trong Thiên long bát bộ - Lục mạch thần kiếm.

Dân làng cờ có truyền nhau một câu chuyện vui là tại một giải đấu, vì cả nể bằng hữu mà “Túy kỳ tiên” uống say bí tỉ đến nỗi ban tổ chức không cho vào bàn thi đấu! Tuy nhiên, đây cũng là một kỳ thủ đặc biệt bởi khi tửu vào càng nhiều thì anh chơi cờ càng hay! Cùng đẳng cấp với Trềnh A Sáng còn có “Độc cô cửu kiếm” Mai Thanh Minh, bởi anh này có tuyệt kỹ là dùng chiêu độc “vô chiêu thắng hữu chiêu” giống Lệnh Hồ Xung trong Tiếu ngạo giang hồ.

Còn nhớ vào đầu những năm 2000, làng cờ VN xuất hiện bốn anh em của gia đình họ Diệp: Khai Nguyên, Khai Dương, Khai Hằng và Khai Hồng thi đấu khá ấn tượng, liền sau đó xuất hiện biệt danh “Diệp gia tứ hổ”! Tương tự, trong giới nữ, VN cũng có lắm hảo thủ mà mỗi khi nghe đến tên cánh mày râu cũng rùng mình, và dĩ nhiên L.T.V. cũng tìm cho họ một biệt danh thật xứng đáng!

Nổi bật trong số đó là quốc tế đại sư Lê Thị Hương với biệt danh “Diệt tuyệt Sư Thái”! Cũng như chưởng môn phái Nga Mi trong Ỷ Thiên Đồ Long ký, Lê Thị Hương rất thích đi “giang hồ”... gài độ! Và mỗi lần Lê Thị Hương xuất chiêu được ví như Diệt tuyệt Sư Thái rút Ỷ Thiên kiếm khiến không biết bao phen làm đối thủ ôm hận.

Có thể nói trong làng cờ tướng, mỗi biệt danh là một tính cách, mỗi tên gọi là một giai thoại. Một ngày nào đó nếu tình cờ nghe được những tên gọi mang đậm màu sắc kiếm hiệp như “Đông phương bất bại” Trần Văn Minh, “Bạch mi ưng vương” Trương Á Minh, “Sát nhân vô ảnh” Trần Quốc Việt, “Khô Mộc thiền sư” Dương Thanh Danh, “Tía Sam long vương” Trần Thị Ngọc Thơ, “Thiết chưởng lão nhân” Trịnh Mỹ Linh, “Thiếu Lâm Không Kiến thần tăng” Phạm Tấn Hòa, “Phong trần quái khách” Hoàng Đình Hồng..., dù chưa phải là tín đồ của cờ tướng chắc bạn cũng vui vui.

TRUNG DÂN


--------------------
CON VỎI CON VOI.....
CÁI VÒI ... LÚC NÀO CŨNG ĐI TRƯỚC
Go to the top of the page
 
+Quote Post
blindlove
post Aug 18 2005, 04:07 AM
Post #2


Member
**

Group: Members
Posts: 29
Joined: 22-March 05
Member No.: 592



Hoan hô bài viết khá thú vị của tác giả Trung Dân.
Thật ra theo nhận xét của cá nhân tôi thì tác giả viết bài này không phải dân làng cờ tướng nên một số chi tiết phản ánh không chính xác.
Nếu xét về đỉnh cao kỳ nghệ thì L.T.V còn phải xếp sau Phạm Thanh Mai (đã mất năm 97, sư phụ của Mai Thanh Minh), Quách Anh Tú (hiện là PCT Liên Đoàn cờ VN kiêm CT LĐ cờ TP.HCM), "Không kiến thần tăng" Phạm Tấn Hòa, Trần Đình Thủy (thế thệ nổ tiếng những năm 60 - 70 trước giải phóng). Sau giải phóng (cuối thập niên 70, 80s & về sau này)thì làng cờ nổi bật lên những cái tên mà giới cờ không ai không biết đến, xứng đáng phải được ưu tiên đề cập: Trần Quới (Lác Chảy), Nguyễn Văn Xuân, Mai Thanh Minh, Diệp Khải Dương, Trịnh A Sáng, Trương A Minh, Nguyễn Đình Đại. . . . Trong số này thiên tài Trần Quới được xưng tụng là đệ nhất cao thủ, kỳ nghệ siêu đẳng, giang hồ đệ nhất cao thủ thời bấy giờ (khỏang 1978 - 1988). Kế đến là vua cờ độ Nguyễn Văn Xuân, kỳ thủ duy nhất có khả năng gây khó dễ cho Trần Quới.

Diệp Gia Tứ Hổ nổi tiếng cùng thời gian này, tức khoảng thập niên 80 chứ không phải năm 2000. Trong 4 anh em nhà họ Diệp, người sớm nổi tiếng & sắc sảo nhất phải kể đến Diệp Khải Dương (em của QTĐS Diệp Khải Nguyên- hiện nằm trong đội tuyển cờ tướng TPHCM). Hiện Diệp Gia Tứ Hổ chỉ còn mội DKNguyên còn (chính thức) theo nghiệp cờ.
Vài lời góp ý với tác giả, có gì mong chỉ giáo.
Thân
Blindlov3 cool.gif
Go to the top of the page
 
+Quote Post
SKELETON
post Aug 19 2005, 03:19 AM
Post #3


Advanced Member
***

Group: Members
Posts: 250
Joined: 26-January 05
Member No.: 352



Chuyện về “Túy Kỳ Tiên” Trịnh A Sáng

--------------------------------------------------------------------------------
user posted image

Những người đam mê bộ môn cờ tướng không thể không biết đến kỳ thủ có cái tên lạ lẫm Trịnh A Sáng (Còn gọi là Trềnh A Sáng). Giành 4 ngôi vô địch toàn quốc, nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế khác, mới đây Trịnh A Sáng đã được phong “Đặc cấp quốc tế Đại sư” (tương đương đại kiện tướng quốc tế ở môn cờ vua) năm 2000.

Trịnh A Sáng sinh năm 1962 (cầm tinh con cọp) tại Chợ Lớn trong một gia đình công nhân người Việt gốc Hoa. Cũng giống như nhiều kỳ thủ khác, A Sáng đến với cờ tướng từ sự tò mò. Anh kể lại: “Khoảng năm 16 - 17 tuổi, tôi ra quán trong xóm uống cà phê, thấy mấy người lớn tuổi đánh cờ, tôi cũng ngồi xem rồi tập chơi”…


Mãi đến năm 1990, A Sáng mới bắt đầu tham gia thi đấu. Trước tiên, anh đoạt hạng nhất giải Sùng Chính rồi chiếm huy chương vàng (HCV) giải vô địch toàn thành. Hai năm sau, anh góp mặt tại giải vô địch quốc gia và xếp hạng 4. Từ đó đến nay, tuy cũng có những lúc thăng trầm, nhưng anh đã 4 lần đoạt ngôi vô địch toàn quốc vào các năm 1996, 2000, 2001, 2002.


Trên đấu trường quốc tế, A Sáng cũng lưu lại nhiều chiến tích như: HCV Đông Nam Á tại Philippines năm 1996, hạng 10 cá nhân và hạng 4 đồng đội giải vô địch thế giới năm 1997 tại Hồng Công, hạng 6 cá nhân và hạng 4 đồng đội giải vô địch thế giới năm 1999 ở Thượng Hải, hạng 2 đồng đội giải vô địch châu Á năm 2000 tại Malaysia, hạng 4 cá nhân và hạng 3 đồng đội giải vô địch thế giới năm 2001 tại Ma Cao, hạng 2 đồng đội giải vô địch châu Á năm 2002 ở Malaysia…


Với những thành tích trên, Trịnh A Sáng đã được phong “Đặc cấp quốc tế Đại sư” (tương đương đại kiện tướng quốc tế ở môn cờ vua) năm 2000.


Nói về cuộc đời mình, A Sáng tâm sự: “Từ năm 1978 đến 1982, tôi đạp xe đi giao giày dép cho các bạn hàng ở chợ Trương Minh Giảng, Nhật Tảo, An Đông, Nguyễn Tri Phương, Ông Tạ, Tân Bình… Cũng vì mải mê chơi cờ tướng nên giao hàng chậm trễ và mất mối. Sau đó, tôi chuyển sang làm nghề tiện được vài tháng rồi nghỉ và chuyên chú luyện cờ”. Thông thường, mỗi ngày anh đều dành thời gian nghiên cứu tài liệu và tập luyện cùng người bạn thân là danh thủ Trương Á Minh.


Theo anh, muốn thành công trong thi đấu, kỳ thủ phải có bước chuẩn bị chu đáo: “Trước khi vào giải vài tháng, tôi thường nghiên cứu để gài đối thủ vào một thế trận nào đó. Chẳng hạn như thế trận Pháo đầu hoành xa do người Trung Quốc sáng tạo, tôi nghiên cứu và sửa chữa để thi đấu và đã đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, mỗi thế trận chỉ gây bất ngờ cho đối thủ tại giải đó mà thôi. Kết thúc giải phải bỏ thế trận đó vì đối phương thường tìm được cách hóa giải và tôi lại phải nghiên cứu, tìm tòi thế trận mới. Đặc biệt, khi thi đấu không bao giờ được phép chủ quan, xem thường đối thủ” - A Sáng nhấn mạnh.


Trả lời câu hỏi của chúng tôi về biệt hiệu “Túy kỳ tiên” mà làng cờ thường gọi, Trịnh A Sáng vui vẻ nói: “Thật tình tôi chẳng biết uống rượu mà chỉ thỉnh thoảng uống bia với bạn bè. Thấy vậy, anh Lê Thiên Vị mới đặt biệt hiệu trên cho vui trong bài viết “Túy kỳ tiên danh chấn Đông Nam Á” đăng trên báo Thể Thao TP Hồ Chí Minh nhân dịp tôi chiếm huy chương vàng Đông Nam Á 1966”.


Theo huấn luyện viên Hoàng Đình Hồng, danh thủ Trịnh A Sáng có lối chơi cẩn thận và công thủ toàn diện. Lúc bị tấn công, anh kiên trì chống đỡ rất dẻo dai còn khi nắm ưu thế thì rất hiếm khi anh bỏ lỡ thời cơ để giành chiến thắng. Sau khi thất bại tại giải vô địch toàn quốc năm 2004 (xếp hạng 16), A Sáng như chợt tỉnh và đã vươn lên vị trí á quân (thua Nguyễn Vũ Quân của Hà Nội trong trận đấu đối kháng thứ 2) ở giải vô địch cờ tướng hạng nhất toàn quốc năm 2005.



Sài Gòn Giải phóng
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



- Lo-Fi Version Time is now: 24th April 2024 - 12:14 PM