IPB

Welcome Guest ( Log In | Register )

 
Reply to this topicStart new topic
> ki_MA~_TUNG_HOA`NH
kithutaixuat
post May 24 2005, 08:55 AM
Post #1


Newbie
*

Group: Members
Posts: 11
Joined: 22-May 05
Member No.: 917



Tại sao có quân Mã trong bàn cờ tướng? Bởi vì nó đại diện cho lực lượng kỵ binh. Từ thời xưa, khi giao thông chưa phát triển thì ngựa là phương tiện đi lại hữu hiệu nhất ở vùng rừng núi và càng phát huy tác dụng trong chiến tranh với những đội kỵ binh dũng mãnh.

Khác với các quân Sĩ, Xe, Pháo, quân Mã có cách đi không giống ai: Đi theo hình chữ nhật. Đáng lẽ nó phải chạy thẳng, vì chạy vốn là sở trường của nó, nhưng luật chơi không cho phép nên nó đành “phi nước Kiệu”, một kiểu đi thường thấy trong các cuộc diễu binh. Trên bàn cờ nó không hoàn toàn ung dung muốn nhảy đâu thì nhảy, vì có nhiều chướng ngại.

"Xe mười – Pháo bảy – Ngựa ba"

Theo câu nói trên thì giá trị của Mã chỉ có ba, mà giá trị của Pháo gấp đôi. Cờ tướng càng ngày càng phát triển, các chuyên gia nghiên cứu sâu và đưa ra cách tính toán giá trị của các quân có tính cách khoa học hơn, theo đó:

- Quân Tốt ở vị trí đầu tiên = 1

- Quân Tốt khi đã qua sông = 2

- Quân Mã = 4,5

- Quân Pháo = 5

- Quân Xe = 10...


Các thế đứng của quân Mã trên bàn cờ

Quân Mã nếu đứng ở trung tâm bàn cờ thì nó kiểm soát đến 8 vị trí,
Bàn cờ tướng nên người ta thường gán cho nó danh từ mỹ miều “Bát diện uy phong”, nhưng khi ở biên bàn cờ thì nó chỉ còn kiểm soát 3 vị trí và khi ở góc bàn cờ thì nó kiểm soát 2 vị trí. Trong các nước tấn công của Mã mà quân Tướng đối phương sợ nhất là:

* Mã chữ Khẩu: Đây là nước kiềm chế Tướng đối phương rất lợi hại, có thể phối hợp với Xe để chiếu bí.

* Mã chữ Điền: Đây cũng là một thế đứng kiềm chế Tướng đối phương rất thường gặp trong các ván cờ.

* Song Mã ẩm tuyền: Hai Mã cùng uống nước suối - chỉ sức tấn công phối hợp của hai quân Mã - cũng là một đòn rất lợi hại.

* Tiền Mã hậu Pháo: Là đòn phối hợp thường gặp dùng để chỉ Pháo và Mã chiếu bí đối phương.

Các thế trận liên quan đến Mã

Nếu như năm 1632 danh kỳ Chu Tấn Trinh viết quyển “Quất Trung Bí” ca ngợi sức mạnh của Pháo trong thế trận Pháo đầu, thì 60 năm sau danh kỳ Vương Tái Việt trong tác phẩm lừng danh “Mai Hoa phổ” đã chứng minh ngược lại là “Bình Phong Mã” vẫn có thể chống lại sức tấn công của Pháo đầu.


Một số khai cuộc có liên quan đến Mã
1- Khởi Mã Cuộc; 2- Bình Phong Mã; 3- Phản Công Mã; 4- Đơn Đề Mã; 5- Triều Cung Mã...

Danh thủ Việt Nam sử dụng Mã hay nhất

Nhìn chung nếu đã là tay cờ giỏi thì bất cứ một quân cờ nào cũng phải sử dụng linh hoạt cả. Tuy nhiên, trong quá trình thi đấu, một số kỳ thủ đều công nhận cố danh thủ Hà Quang Bố là người sử dụng cặp Mã hay nhất. Năm 1932, học trò của Chung Trân là Triệu Khôn từ Quảng Đông sang Việt Nam đã bị Hà Quang Bố đánh thắng một ván. Đương thời ông giáo Bố được làng cờ ca ngợi là “cặp thần Mã của giáo Bố”. Danh thủ thứ hai của Việt Nam sử dụng cặp Mã hay là Lý Anh Mậu. Trong một ván thi đấu giải vô địch TP HCM năm 1977 tại Nhà Văn hóa Lao Động (nay là Cung Văn hóa Lao Động), Lý Anh Mậu đã sử dụng quân Mã rất xuất sắc, đưa quân Mã vào cửa tử để sau đó bắt được Tướng đối phương.

(Theo Thể Thao TP HCM)
Nguồn: vnExpress, 10/2/2002
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



- Lo-Fi Version Time is now: 19th April 2024 - 10:00 PM