IPB

Welcome Guest ( Log In | Register )

> thông báo tin tức cờ vua & cờ tướng
hung120780
post Jan 26 2005, 03:13 AM
Post #1


Advanced Member
***

Group: Members
Posts: 306
Joined: 25-December 04
From: đến từ không bao giờ biết được đâu
Member No.: 227



Nguyễn Ngọc Trường Sơn: VĐV tiêu biểu nhất năm 2004



Chiều 28/12, Ban tổ chức cuộc thi bầu chọn vận động viên (VĐV) tiêu biểu của thể thao Việt Nam 2004 đã chính thức công bố danh sách các VĐV thể thao tiêu biểu do hơn 200 phóng viên của các báo đài trên cả nước bầu chọn.


Việc được phong danh hiệu Đại kiện tướng quốc tế, vào thời điểm cuối năm đã giúp kỳ thủ Nguyễn Ngọc Trường Sơn (Kiên Giang) đứng đầu danh sách 10 VĐV thể thao tiêu biểu nhất VN với 1.288 điểm. Như vậy, Trường Sơn là VĐV trẻ tuổi nhất vinh dự đoạt danh hiệu cao quý này trong lịch sử 27 lần tổ chức. Điều đáng chú ý là bóng đá - môn thể thao vua đã không có cầu thủ nào được bầu chọn vào danh sách 10 VĐV tiêu biểu, điều này cũng hoàn toàn hợp lý khi đội tuyển VN thất bại tại Tiger Cup. Danh sách 9 VĐV còn lại theo thứ tự như sau: Nguyễn Duy Bằng (Bến Tre, nhảy cao - 1.067 điểm), Phạm Văn Mách (TP.HCM, thể hình - 961), Đoàn Kiến Quốc (Khánh Hòa, bóng bàn - 858), Nguyễn Thị Mỹ Đức (Hà Nội, wushu - 662), Nguyễn Văn Hùng (taekwondo, Thanh Hóa - 654), Nguyễn Tiến Minh (TP.HCM, cầu lông - 643), Lê Thị Hằng (Quảng Ninh, pencak silat - 300), Đỗ Ngân Thương (Hà Nội, thể dục dụng cụ - 261), Nguyễn Thị Thiết (Hà Nội, cử tạ - 251). Danh sách 5 HLV tiêu biểu là: Nguyễn Ngọc Anh (Hà Nội, pencak silat - 512), Huỳnh Anh (TP.HCM, thể hình - 320), Lê Công (Quân đội, karatedo - 295), Hoàng Minh Chương (Hà Nội, cờ vua - 251), Nguyễn Đình Phiên (Hà Nội, bóng bàn - 234). Ngoài ra, các phóng viên cũng chọn ra 5 VĐV khuyết tật tiêu biểu là: Nhữ Thị Khoa (Hà Nội, điền kinh - 823), Hồ Thị Huế (Quảng Trị, bơi lội - 619), Nguyễn Quang Vương (Quảng Bình, bơi lội - 355), Nguyễn Văn Tài (Vĩnh Long, cầu lông - 199), Châu Hoàng Tuyết Lan (Khánh Hòa, cử tạ - 188). Chỉ có duy nhất một HLV thể thao khuyết tật được bầu chọn là HLV Nguyễn Anh Tuấn (Hà Nội, điền kinh - 490).


user posted image
Attached File(s)
Attached File  truong_son_A2.jpg ( 5.29k ) Number of downloads: 13
 


--------------------
user posted image
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Replies (1 - 8)
hung120780
post Jan 26 2005, 03:18 AM
Post #2


Advanced Member
***

Group: Members
Posts: 306
Joined: 25-December 04
From: đến từ không bao giờ biết được đâu
Member No.: 227



Tân Đại kiện tướng quốc tế Nguyễn Ngọc Trường Sơn: "Tôi muốn ở lại Hungary lâu hơn nữa"


Nguyễn Ngọc Trường Sơn
Từ Hungary, Đại kiện tướng quốc tế (ĐKTQT) Nguyễn Ngọc Trường Sơn đã vui vẻ trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Thanh Niên.



* Xin chúc mừng tân ĐKTQT cờ vua thế giới, cảm giác của Trường Sơn lúc này như thế nào?

- Em đang thư giãn sau những ván đấu căng thẳng. Em vui lắm vì mình đã rút ngắn hành trình chinh phục danh hiệu ĐKTQT trước 7 tháng. Thật hạnh phúc vì em đã làm được điều quá đỗi tuyệt vời này.

* Những ván đấu giúp Sơn đoạt chuẩn ĐKTQT thứ 3 diễn ra như thế nào?

- Em có khởi đầu rất thuận lợi khi ở ván đầu thủ hòa với kỳ thủ Paschall William (Mỹ). Hai ván tiếp theo em đã giành chiến thắng trước Karatorossian David (Armenia) và Berczes David (Hungary). Nhưng 3 ván 4, 5, 6 thật sự là những ván khó khăn khi em bị cầm hòa liên tục, nên sau 6 ván đấu chỉ mới được 4 điểm. Số điểm này buộc em phải nỗ lực thắng 4 ván còn lại. Rất may là các đối thủ khác cũng thi đấu không thật thành công nên em đã thắng 3 ván liên tiếp. Ván cuối gặp Farago Ivan (Hungary) em chủ động thủ hòa để đoạt hạng nhất với 7,5 điểm.

* Nhiều người cho rằng, việc chinh phục danh hiệu ĐKTQT khi chỉ thi đấu ở Giải First Saturday là điều rất thuận lợi đối với các kỳ thủ?

- Đương nhiên em có thuận lợi lớn vì được ăn học tại Hungary, nơi thường xuyên có giải đấu liên tục. Nhưng hành trình để đoạt được danh hiệu này cũng không phải đơn giản vì để đạt được 3 chuẩn ĐKTQT em phải đấu gần 15 giải với các kỳ thủ có đẳng cấp. Nếu không thật sự quyết tâm và kiên trì tập luyện thì thật khó để thắng tại các giải đấu First Saturday.

* Cuộc sống của Sơn ở Hungary như thế nào?

- Em rất may mắn vì được ông bà của chị Hoàng Thanh Trang chăm sóc, nên luôn có được chế độ ăn uống đầy đủ. Hiện em đã cao đến 1m62 chứ không còn nhẹ ký, nhỏ con như hồi ở nhà nữa đâu. Song song với việc học văn hóa, em cũng được học chương trình phổ thông với các môn học toán, lý, hóa, sinh, văn học - tương đương với trình độ học sinh lớp 8. Trung bình mỗi ngày, em chỉ dành khoảng 3 tiếng đồng hồ cho cờ mà thôi. Ở đây sách vở viết về cờ rất nhiều nên tha hồ tự đọc để rút ra những kinh nghiệm cho mình. Xem lại những ván đấu hay của các danh thủ cũng là một phương pháp học mà em yêu thích và nó giúp em tiến bộ rất nhiều.

* Trong những năm gần đây, cờ vua VN rất thành công ở các giải trẻ thế giới, nhưng chẳng có ai có thể khẳng định mình ở các giải đấu chuyên nghiệp, liệu Sơn có nghĩ trong tương lai mình sẽ tạo được tiếng tăm ở các giải đấu lớn?

- Chúng ta thua các đối thủ khác vì họ hơn hẳn chúng ta về sự đầu tư cũng như liên tục được thi đấu cọ xát ở các hệ thống giải quanh năm. Thành tích của em cũng mới chỉ là danh hiệu, chứ sức cờ của em vẫn còn yếu lắm. Em luôn tự hứa phải liên tục nỗ lực phấn đấu hết sức, còn việc gì đến rồi sẽ đến. Dù đã đạt được danh hiệu ĐKTQT, nhưng em vẫn tiếp tục ở lại Hungary cho đến tháng 7.2005 để nâng cao sức cờ của mình. Nếu tiếp tục được tạo điều kiện, em mong muốn ở lại Hungary lâu hơn nữa vì quả thật được rèn luyện ở đây em thấy tiến bộ rất nhanh.

Những cột mốc đáng nhớ

Việc kỳ thủ nhí Nguyễn Ngọc Trường Sơn trở thành ĐKTQT ở tuổi 14 được xem là một kỳ tích đối với làng cờ Việt Nam. Nhưng đây không hẳn là điều quá bất ngờ vì thần đồng của cờ vua Việt Nam đã từng bước, từng bước tiến lên trên những nấc thang vững chắc.

- Năm 1998, lúc mới lên 8, Trường Sơn đã khoác áo đoàn Kiên Giang tham dự Đại hội TDTT toàn quốc. Ở kỳ đại hội này, Sơn đã nêu thành tích là VĐV nhỏ nhất đại hội.

- Năm 1999, Trường Sơn có thành tích quốc tế đầu tiên khi em đoạt HCĐ U.10 Giải vô địch cờ vua châu Á.

- Năm 2000, Trường Sơn đã làm vẻ vang làng cờ Việt Nam khi bất ngờ đoạt HCV U.10 thế giới, đây cũng là chiếc HCV thế giới đầu tiên của cờ vua VN. Chiến tích này giúp Sơn xếp thứ 2 trong danh sách 10 VĐV thể thao VN tiêu biểu năm 2000.

- Năm 2001, Sơn tiếp tục thành công khi đoạt HCV U.12 châu Á lúc mới 11 tuổi.

- Tháng 9/2002, Trường Sơn nhận danh hiệu kiện tướng quốc tế khi thi đấu thành công ở Hungary.

- Tháng 7/2003, Trường Sơn trở lại Hungary để rèn luyện tại lò cờ Chesscom của ông Hoàng Thanh Chương trong 2 năm với mục tiêu đoạt danh hiệu ĐKTQT.

- Tháng 3/2004, sau 8 tháng luyện cờ, Trường Sơn đã đạt được chuẩn ĐKTQT đầu tiên.

- Tháng 6/2004, Trường Sơn xuất sắc đoạt chuẩn ĐKTQT thứ 2 sau khi vô địch ở Giải First Saturday.

- 15/12/2004, Trường Sơn hoàn tất chuẩn ĐKTQT thứ 3 lúc 14 tuổi 9 tháng 21 ngày, với hệ số Elo 2.527.

Quang Huy
(tổng hợp)



Những mẩu chuyện thú vị về cậu bé Tôm

Tôm là tên gọi thân mật của chú bé thần đồng cờ vua Nguyễn Ngọc Trường Sơn. Đôi mắt sáng long lanh, nụ cười rất tươi, gương mặt bầu bĩnh và cái đầu rất to là những nét riêng khiến chú bé Tôm tạo ấn tượng với mọi người.

Sinh ra trong gia đình cả bố và mẹ đều là giáo viên, cậu bé Tôm được uốn nắn từ nhỏ nên sống rất nền nếp. Năm lên 2 tuổi, Sơn đã thể hiện trí thông minh của mình khi biết tính nhẩm và làm rất nhanh các phép cộng trừ. "Sư phụ" đầu tiên của Sơn chẳng ai khác chính là bố Sinh và mẹ Minh. Trong những lúc ngồi xem bố mẹ chơi cờ, chú bé Tôm đã học lóm nghề. Thấy cậu con trai của mình cứá luôn tò mò và hỏi rất nhiều về các quân cờ đen đen, trắng trắng, bố Sinh và mẹ Minh đã hướng dẫn cho con. Nào ngờ cậu nhóc lại học rất nhanh. Năm lên 4 tuổi, Trường Sơn đã rành về các quân cờ, các nước đi. Điều đặc biệt là chú bé Tôm cứ ôm bàn cờ suốt ngày và thường có những nước đi rất sáng tạo khiến cả hai "sư phụ" đều bất ngờ. Khi thi đấu ở các giải trẻ, Sơn rất tự nhiên và tự tin. Khác với các kỳ thủ nhí khác, sau khi thi đấu xong mỗi nước cờ Sơn thường rời khỏi bàn đi loanh quanh khắp phòng. Giải thích về điều này, Sơn nói rằng "em muốn thư giãn và cũng để học lóm cờ của các bạn". Ngoài việc mê cờ, Trường Sơn còn rất mê đọc truyện tranh. Những lúc rảnh rỗi cậu thường nằm dài trên giường đọc ngấu nghiến hết quyển này đến quyển khác. Dù phải đi thi đấu và tập huấn suốt, nhưng nhiều năm liền Sơn đều là học sinh giỏi ở cấp 1. Điều mà bố mẹ Sơn lo lắng nhất là cậu đặc biệt kén ăn, nên mỗi lúc đi thi đấu nước ngoài là cứ phải nhai lui nhai tới món mì gói. Tại Giải First Saturday tháng 8.2002, Sơn đã tạo ấn tượng khi em đánh thắng hàng loạt cao thủ để đoạt chuẩn kiện tướng quốc tế thứ 3. Tại giải đấu đó, Trường Sơn đã được nhiều báo chuyên viết về cờ ở Hungary đến phỏng vấn. Phóng viên thường trú Kay Johnson của tạp chí Time nổi tiếng cũng có bài viết về "thần đồng" cờ vua VN. Sau khi bị Trường Sơn đánh bại, người chuyên viết sách về cờ ở Hungary Schneider Attila đã dự báo: "Tôi nghĩ Trường Sơn sẽ sớm đạt chuẩn ĐKTQT mà không gặp trở ngại nào". Nguyễn Ngọc Trường Sơn cũng rất lém lỉnh khi bật mí: "Mỗi khi thi đấu với các chú, các bác lớn tuổi hơn mình, Sơn luôn dùng thế gài cờ để kéo dài ván đấu. Các chú lớn tuổi thường sợ "quê độ" khi thua chú nhóc như Sơn nên rất dễ nôn nóng dẫn đến những nước cờ sai. Lúc đó là cơ hội để Sơn khai thác nhằm giành thắng lợi". Thần tượng của Trường Sơn chính là cựu vô địch thế giới Karpov Anatoly (Nga) vì Sơn học được rất nhiều những chiêu khai cuộc độc đáo từ danh thủ này. Hiện ở Hungary đang lạnh - 4 độ C nên Trường Sơn thường ở trong nhà để đọc sách. Nhưng cậu bé Tôm ngày nào đã lớn lên rất nhiều và rất chững chạc khi trả lời phỏng vấn của chúng tôi. Hy vọng danh hiệu ĐKTQT là bước đệm tốt, giúp "thần đồng" Nguyễn Ngọc Trường Sơn tiếp tục tạo nên những chiến tích làm vẻ vang làng cờ VN.





Attached File(s)
Attached File  truong_son_danh_co_B2.jpg ( 5.03k ) Number of downloads: 11
Attached File  truong_son_thanh_tich_B1.jpg ( 6.38k ) Number of downloads: 7
 


--------------------
user posted image
Go to the top of the page
 
+Quote Post
hung120780
post Jan 29 2005, 12:51 AM
Post #3


Advanced Member
***

Group: Members
Posts: 306
Joined: 25-December 04
From: đến từ không bao giờ biết được đâu
Member No.: 227



8 tuổi sở hữu 13 huy chương !


Bé Uyên và các
Chỉ mới 8 tuổi nhưng bé Lê Thanh Phương Uyên, học sinh lớp 3 Trường Tiểu học dân lập Quốc tế Việt - Úc đã có được bộ sưu tập huy chương cờ vua đáng nể với 13 chiếc (8 trong nước và 5 quốc tế). Cô bé mê cờ vua như trẻ con mê cổ tích...


Cuối năm 2004 vừa qua, cô bé 8 tuổi lần đầu tiên được đi nước ngoài dự giải cờ vua trẻ châu Á đã đem ngay về chiếc huy chương bạc cá nhân, góp phần giúp đoàn Việt Nam đứng nhì trên hơn 20 nước tham gia. Trước đó, cũng trong năm 2004, Uyên đã có đến 5 chiếc huy chương quốc tế: Huy chương bạc đồng đội cờ vua trẻ châu Á 2004, huy chương vàng cờ vua nhanh Đông Nam Á 2004, huy chương vàng đồng đội cờ vua nhanh Đông Nam Á 2004, huy chương đồng cờ vua chậm Đông Nam Á 2004.

Khởi đầu những thành tích đáng nể của cô bé 8 tuổi là 11 buổi học cờ vua (mỗi tuần một buổi) với cô giáo, Uyên đã chính thức trở thành vận động viên đội năng khiếu tập trung của thành phố. Ngay liền sau đó đoạt huy chương vàng Giải năng khiếu trẻ TP Hồ Chí Minh năm 2002. Mê cờ đến nỗi hễ rảnh là tìm người chơi cờ, không có ai thì đấu trí với những ván cờ vua trên máy tính. Đến nỗi mẹ và cô giáo phải “giao kèo” với Uyên: "Phải chăm chỉ học tập, nếu không sẽ không cho chơi cờ vua nữa!". Nói vậy chứ ở trường, Uyên làm toán cực nhanh, đến độ cô giáo phải kêu làm chậm chậm lại vì sợ sai số. Khi nói về ước mơ, không ngoài dự đoán, cô bé quả quyết: "Lớn lên, Uyên thích làm một vận động viên cờ vua chuyên nghiệp!".



--------------------
user posted image
Go to the top of the page
 
+Quote Post
hung120780
post Jan 30 2005, 01:09 PM
Post #4


Advanced Member
***

Group: Members
Posts: 306
Joined: 25-December 04
From: đến từ không bao giờ biết được đâu
Member No.: 227



Cờ người - nét độc đáo của ngày hội xuân



Trong các thú tiêu khiển vào dịp lễ Tết, cờ người thường thu hút đông đảo người xem bởi đây là môn thể thao giải trí rất sinh động và hấp dẫn. Xem đấu cờ người, khán giả thường bị cuốn hút với những pha võ cổ truyền điêu luyện do các võ sĩ thực hiện.


Cờ người và võ thuật

Trẩy hội mừng xuân, nếu có dịp dừng chân ở một đình làng nào đó ở các tỉnh phía Bắc, bạn sẽ được dịp chứng kiến những ván cờ người mang đậm nét văn hóa truyền thống. Đây là một hội vui của cả làng, nên 32 quân cờ thường được tuyển chọn từ các nam thanh nữ tú là con cháu trong làng. Tiếng chiêng, tiếng trống khua liên hồi. Cờ xí, võng lọng bay phấp phới trong nắng xuân hồng, cùng với áo mão của "ba quân tướng sĩ" đã làm sống lại hình ảnh triều đình vua quan thời phong kiến. Các quân cờ người thường mặc áo rực rỡ có thêu biểu tượng quân cờ mình thủ vai ở trước ngực và sau áo để người xem dễ theo dõi diễn tiến ván đấu. Cứ mỗi nước đi, các quân cờ thường múa các điệu múa dân gian truyền thống, kèm các bài vè đặc trưng quen thuộc.

Khác với miền Bắc, cờ người ở miền Nam được lồng ghép võ thuật nên rất hấp dẫn. Lúc đầu, các quân cờ chỉ múa dăm chiêu võ thuật chiếu lệ như diễn tuồng. Đến năm 1987, cờ người miền Nam mới bắt đầu thăng hoa. Từ ý tưởng mong muốn các ván đấu thật sự cuốn hút, hai vị đứng đầu làng cờ TP.HCM là Quách Anh Tú và Lê Thiên Vị đưa ra đề nghị, 32 quân cờ biểu diễn phải là 32 võ sinh có đẳng cấp, giỏi võ thuật. Ý tưởng này được 2 HLV võ cổ truyền VN Lê Văn Vân (môn phái Bình Định Sa Long Cương) và Hồ Tường (môn phái Võ lâm Tân Khánh Bà Trà) cùng bắt tay dàn dựng và thực hiện. Trong buổi khai sinh cờ người võ thuật hôm đó, 32 quân cờ đều là những cao thủ có thâm niên hơn 8 năm khổ luyện. Những đòn thế được các cao thủ tung ra biểu diễn đã chinh phục người xem. Từ thành công ở Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM vào dịp Tết năm 1987, tiếng tăm đội cờ người của Lê Văn Vân và Hồ Tường đã bay xa. Lịch diễn của các đội cờ người môn phái Bình Định Sa Long Cương và môn phái Võ lâm Tân Khánh Bà Trà thường ken đặc trong 3 ngày Tết. Không chỉ biểu diễn ở TP.HCM, mà họ còn truyền bá các đội cờ người độc đáo này từ Nam chí Bắc trong các đợt lưu diễn. Điều không thể thiếu của hội cờ người võ thuật là sự sắc sảo của các nhà bình luận. Các nhân vật được công chúng ưa chuộng và có tiếng tăm trong lĩnh vực này là: "Trương Thúy Sơn" Quách Anh Tú, "Thiên hạ đệ nhất sát" Lê Thiên Vị, "Độc hành đại đạo" Hoàng Đình Hồng... Tuy nhiên, mặt hạn chế của cờ người võ thuật là chưa thể biểu diễn các "ván cờ sống" mà thường phải diễn theo các ván cờ hay được chuẩn bị sẵn. Nguyên nhân chủ yếu là các võ sĩ thường không đủ sức để có thể đánh nhiều trận liên tiếp.

Số phận những "quân cờ"


Một pha trình diễn của
cờ người võ thuật

Một trong những đội cờ người được yêu thích nhất phải kể đến đội cờ của võ sư Phan Văn Trung của võ đường Từ Thiện thuộc võ phái Võ lâm Tân Khánh Bà Trà. Sở dĩ đội cờ này được yêu chuộng vì có được các "quân cờ" giỏi võ và luôn trình diễn hết mình. Không phải chỉ múa quyền chiếu lệ mà các trận đấu của các "quân cờ" này thường kéo dài 3 đến 5 phút và luôn là những trận đấu rất thật. Mỗi lần xem hai quân xe Trần Cẩm Khoa và Trần Anh Kiệt đánh song đao, người hâm mộ cứ ngẩn cả người vì những đòn thế hai anh tung ra không thua gì tài tử Lý Liên Kiệt trong phim Hồng Kông. Khoa và Kiệt đánh rất bài bản vì hai anh chính là bạn tâm giao và cả hai đều đồng cấp bậc Hồng đai ngũ đẳng. Mỗi khi xung trận, Trần Cẩm Khoa như hóa thân vào quân cờ nên anh là người bị đổ máu nhiều nhất đội. Một lần ống xương cánh tay trật khớp xốc ra ngoài, và một lần trật khuỷu xương ống chân được xem là hai chấn thương nặng nhất trong đời "binh nghiệp" của Khoa. Trường hợp quân mã đen Phạm Thanh Tùng phải bỏ nghề bỏ nghiệp vì tai nạn trong trận đánh với tướng trắng Phạm Công Bảo Trường cũng là điều mà HLV Phan Văn Trung thường nhắc để cảnh báo đệ tử của mình. Hôm đó, Trường sử dụng binh khí song câu, trong khi Tùng nghênh chiến bằng roi dài. Ở cuối trận, do có phần đuối sức nên Tùng trả đón yếu ớt, không đủ sức đỡ nổi cú đánh nhắm vào huyệt tinh minh của Trường, mà chỉ dùng roi đẩy lệch xuống khiến song câu móc ngay vào mặt trúng huyệt thừa khấp. Còn trận đánh khiến khán giả phải ôm mặt bỏ chạy là trận chiến của hai quân pháo Anh Tuấn và Văn Hùng ở lễ hội khai trương đền Bến Dược, Củ Chi. Đã có sự chuẩn bị trước, Tuấn tung đòn "cọp cõng trâu" để nhấc bổng Hùng ném đầu cắm xuống đất. Nghe đánh phập một tiếng, nhiều thiếu nữ ôm mặt hét lớn. Hùng dù bị thương khá nặng, nhưng khi thấy Tuấn ào đến, nhanh nhẹn phản đòn "lôi công cước", do không đề phòng Tuấn dính nguyên đòn dẫn đến chấn thương cột sống phải từ bỏ cuộc chơi. Bi kịch nhất là trường hợp của Phúc "mỡ". Trong trận đánh Văn Hoàng ở Suối Tiên năm 1999, do bất cẩn, Phúc "mỡ" bị dính đòn "hoành phong cước" ngay giữa mặt. Máu chảy đầm đìa. Ngay khi Phúc té xuống, cô Phượng - vợ sắp cưới của Phúc ôm mặt khóc nức nở. Thế là ngày hôm sau, Phượng ra điều kiện sẽ trở thành vợ Phúc chỉ khi nào anh chịu bỏ nghề "làm quân làm tướng". Sự hấp dẫn của cờ tướng thường là lúc bước vào tàn cuộc. Lúc này các trận chiến của các "quân cờ" cũng quyết liệt và dữ dội nhất. Người nhập vai tướng thua trận là người giỏi võ nhất. Bước vào đường cùng, vị tướng thường trổ hết các tuyệt chiêu của mình để phá vòng vây. Tả xung hữu đột, có khi phải đánh liên tiếp với 2, 3 đối thủ nên các trận chiến thường diễn ra rất hấp dẫn. Dĩ nhiên, mỗi khi tướng bước vào đường cùng thì hai quan văn (người đóng vai quân sĩ) đành phải nhào người ra thế mạng. Ngự lâm quân (quân tượng hay còn gọi là bồ), cũng được giao cho những người giỏi võ nhập vai.

Tuy cờ người võ thuật rất hấp dẫn, nhưng do môn thể thao này chỉ trình diễn ở nơi công cộng không thu lệ phí, nên các nhân vật chính - những người thủ vai quân và tướng trên bàn cờ không thể sống được với nghề. Một ván cờ biểu diễn suốt buổi sáng, nhưng đội cờ người thường chỉ được trả 1.000.000 đồng. Với số tiền này đem chia cho khoảng 55 người trong đoàn thì mỗi người chẳng được là bao. Chính vì vậy mà không ít người lo lắng về tương lai của cờ người võ thuật.

Hoàng Đình Hồng


user posted image

user posted image


--------------------
user posted image
Go to the top of the page
 
+Quote Post
hung120780
post Feb 2 2005, 08:57 AM
Post #5


Advanced Member
***

Group: Members
Posts: 306
Joined: 25-December 04
From: đến từ không bao giờ biết được đâu
Member No.: 227







Hôm qua, Công ty Điện tử Tiến Đạt đã trao 32.200.000 đồng cho VĐV tiêu biểu năm 2004 Nguyễn Ngọc Trường Sơn, gồm 16.425.000 đồng tài trợ trong năm 2005 và 1.000 USD thưởng cho Trường Sơn vì thành tích đạt chuẩn đại kiện tướng quốc tế cờ vua thế giới.

user posted image
Anh Nguyễn Ngọc Sinh, thân sinh của Trường Sơn đã nhận phần thưởng này từ tay [COLOR=red][SIZE=1]Tổng giám đốc Tiến Đạt Nguyễn Đức Thống.

[I]H.Tr - Bảo Ngọc


--------------------
user posted image
Go to the top of the page
 
+Quote Post
hung120780
post Feb 6 2005, 01:15 PM
Post #6


Advanced Member
***

Group: Members
Posts: 306
Joined: 25-December 04
From: đến từ không bao giờ biết được đâu
Member No.: 227



user posted image
user posted image


--------------------
user posted image
Go to the top of the page
 
+Quote Post
hung120780
post Feb 6 2005, 01:33 PM
Post #7


Advanced Member
***

Group: Members
Posts: 306
Joined: 25-December 04
From: đến từ không bao giờ biết được đâu
Member No.: 227



Alexandra Kosteniuk: Tài sắc vẹn toàn [Thể thao ngày nay và Vnexpress) user posted image
Những trận chiến khô khan quan bàn cờ vua trở nên tươi mát lạ thường với sự xuất hiện của gương mặt khả ái, nữ đại kiện tướng quốc tế (ĐKT) Alexandra Kosteniuk.

Tên viết tắt A.K của Kosteniuk (tên thân mật là Sasha) làm cho người hâm mộ không khỏi liên tưởng đến gương mặt nổi như cồn … Anna Kournikova của lĩnh vực thể thao - thời trang!
So sánh hết sức chính xác vì cũng giống như Kournikova, Kosteniuk được săn đón khắp nơi. Cô xuất hiện trong bản tin của các hãng truyền hình danh tiếng nhất CNN, Fox, kí hợp đồng quảng cáo cho hãng đồng hồ Thụy Sĩ Balmain, được mời đóng phim do đạo diễn nổi tiếng Stanislav Govorukhin (Nga) thực hiện, và cứ vài tháng lại cho ra lò collection ảnh biểu diễn thời trang rất quyến rũ…

Nhưng khác Kournikova chưa từng thắng danh hiệu nào trên sân quần vợt, bản lý lịch thể thao của Kosteniuk gây ấn tượng mạnh: VĐ U10, U12 châu Âu và thế giới, trở thành nữ ĐKT quốc tế ở tuổi 14 – trẻ nhất lúc bấy giờ, 8 lần chiến thắng các giải đấu lớn, á quân giải VĐTG 2001 tại Moscow, vô địch châu Âu 2004. Thành tích càng đáng phục hơn khi Kosteniuk chỉ mới đón sinh nhật lần thứ 20 sắp tới đây, chính xác là vào ngày 23-4.

Tuy nhiên, đóng góp đáng kể nhất của Kosteniuk vào môn cờ vua là cô đang làm thay đổi cách nhìn của thế giới dành cho môn chơi rất khó hiểu này. Dù ra đời sớm hơn bóng đá, quần vợt, cờ vua vẫn không thể trở thành môn thể thao phổ cập và lôi cuốn, ngoại trừ tại một số quốc gia truyền thống như Nga, Georgia, Nam Tư, Hà Lan…

Tệ hơn nữa, xã hội quen nhìn cờ vua như cuộc chơi của những đầu óc rất thông minh nhưng lập dị như Fisher, những người thâm trầm luôn mang vẻ mặt lạnh lùng băng giá như Karpov. Để tạo sức hút với truyền hình, Kasparov đã phải dung độc chiêu chơi trận VĐTG với người thách đấu Anand trên tầng thượng của toà nhà chọc trời WTC vào năm 1995.

Kosteniuk chọn con đường khác. Cô kết hợp cùng lúc khát vọng chơi cờ và trở thành người mẫu thời trang. Lập luận của Kosteniuk thật đơn giản: “Nếu người hâm mộ quan tâm đến tôi và cờ vua, đó sẽ là cách quảng bá tốt cho môn thể thao trí tuệ này”. Cô lại thông minh - biết làm thơ, viết sách, cư xử khiêm tốn và khá giản dị. Kosteniuk cho biết: “Tôi chơi cờ cho cá nhân mình và cho công chúng. Tôi muốn mọi người biết đến Kosteniuk không chỉ qua những nước cờ, mà còn ở những thứ khác. Đó là vẻ đẹp, trí tuệ và sự quyến rũ của người phụ nữ. Tôi tin rằng, trong một thời gian ngắn, mọi người sẽ có cái nhìn đẹp hơn về các kì thủ nữ cờ vua…”

Sự xuất hiện của Alexandra đã thổi một luồng gió mát vào môn thể thao trí tuệ. Nhưng cô cũng gặp phải chỉ trích của những người ưa thích sự trầm tĩnh của môn cờ vua. Họ cho rằng cô đã thị trường hoá cờ vua. Nhưng nhiều người hâm mộ cờ vua và ngay cả những đồng nghiệp nam của Alexandra lại nghĩ khác. Đại kiện tướng người Anh, Nigel Short, trầm trồ thán phục: "Trong cờ vua, có nhiều người phụ nữ quyến rũ. Nhưng Alexandra đã gây ấn tượng mạnh bởi tài năng của cô ấy. Bất cứ môn thể thao nào cũng cần có những nhân vật nổi tiếng và quyến rũ. Tôi nghĩ cờ vua nên quảng bá mình thông qua hình ảnh của cô ấy".

Bản thân Alexandra cũng đã biết tự lăng xê mình với website riêng. Ngoài những thông tin cá nhân, các ván đấu của mình, trên website www.kosteniuk.com, Alexandra đã đưa ra đề nghị đấu tay đôi với các cao thủ qua Internet.

pg[/IMG]
user posted imageuser posted imageuser posted image
Vài nét về Kosteniuk:
Alexandra Kosteniuk sinh ngày 23-4-1984 tại Pern (Nga). Cô chơi cờ khi còn nhỏ dưới sự huấn luyện của chính cha mình. Cô và cha đã xuất bản cuốn sách mang tên: “Làm thế nào để trở thành đại kiện tướng cờ vua ở tuổi 14” sau 2 năm chuẩn bị và xuất bản với 3 thứ tiếng Nga, Anh và Tây Ban Nha.

Năm 2001, dù thua Zhu Chen trong trận chung kết tranh chức VĐTG nhưng giới hâm mộ đã chọn Kosteniuk là nữ kì thủ tiêu biểu của năm 2001. Năm 2004, sau khi đoạt chức VĐ châu Âu, Kosteniuk đã được đặc phong danh hiệu Đại kiện tướng quốc tế nam (GrandMaster), trở thành nữ kì thủ thứ 10 trên thế giới đạt được danh hiệu này.







--------------------
user posted image
Go to the top of the page
 
+Quote Post
hung120780
post Apr 1 2005, 03:29 AM
Post #8


Advanced Member
***

Group: Members
Posts: 306
Joined: 25-December 04
From: đến từ không bao giờ biết được đâu
Member No.: 227



Trường Sơn trở thành ĐKTQT ở tuổi 14
00:09' 16/12/2004 (GMT+7)
(VietNamNet) - Ngày 14-12, trang web www.firstsaturday.hu đã thông báo việc KTQT Nguyễn Ngọc Trường Sơn của Việt Nam đoạt chuẩn ĐKTQT thứ 3 sau khi giành được 7,5 điểm sau 8 ván. Chính thức trở thành ĐKTQT ở tuổi 14 (sinh ngày 23-2-1990), Nguyễn Ngọc Trường Sơn là kỳ thủ trẻ nhất trong lịch sử cờ Vua Việt Nam vinh dự được công nhận đẳng cấp sao của Liên đoàn cờ Vua thế giới (FIDE).

Cậu bé của những kỷ lục

Nói Nguyễn Ngọc Trường Sơn là con người của những kỷ lục quả không sai. Biết chơi cờ từ nhỏ, chú Tôm (tên gọi thân mật ở nhà của Sơn) không hề nghĩ tới một ngày nào đó, mình lại nhận được danh hiệu này. Chỉ tới khi được thầy Trịnh Hoàng Cường, cán bộ sở TDTT Kiên Giang, phát hiện qua giải cấp phong trào, Trường Sơn mới ý thức được phần nào về chiến lược, chiến thuật và lối chơi của môn thể thao trí tuệ này.

Tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 3 năm 1998, Trường Sơn đã nêu kỷ lục đầu tiên: VĐV trẻ nhất Đại hội. Năm ấy, Trường Sơn mới 8 tuổi. Tới năm 2000, sau khi giành được một loạt giải thưởng tại các giải trẻ trong nước, Sơn chính thức có mặt trong đội hình đội tuyển quốc gia thi đấu tại giải vô địch các nhóm tuổi thế giới tại Hy Lạp. Thi đấu ở lứa tuổi U10, Sơn đã gây bất ngờ bằng việc hạ gục hàng loạt kỳ thủ mạnh để đăng quang ngôi vô địch thế giới. Cậu bé Kiên Giang này cũng trở thành VĐV Việt Nam thứ hai sau cô gái vàng wushu Nguyễn Thúy Hiền đoạt HCV thế giới. Với thành tích này, Trường Sơn vinh dự đứng ở vị trí thứ nhì trong danh sách VĐV tiêu biểu toàn quốc (người đứng nhất bảng là á quân Olympic Trần Hiếu Ngân - Taekwondo).


Tân Đại kiện tướng quốc tế Nguyễn Ngọc Trường Sơn.user posted image


Sau thành tích giành HCV thế giới, Trường Sơn trở thành kỳ thủ số một tại các giải trẻ của châu Á và Đông Nam Á. Không có một kỳ thủ nào ở cùng lứa tuổi lại có thể "qua mặt" được Sơn về độ "quái" trong lối chơi, khả năng đọc thế trận và sự ứng biến nhanh nhạy ngay cả khi rơi vào tình thế bất lợi. Đây cũng là lý do đưa Trường Sơn trở thành kỳ thủ Việt Nam trẻ nhất trong lịch sử cờ Vua Việt Nam được phong danh hiệu ĐKTQT.

Trước Trường Sơn, chỉ có kỳ thủ Etienne Bacrot (Pháp) và G.Rohit (ấn Độ) nhận danh hiệu ĐKTQT ở lứa tuổi này. Ngay cả 2 ĐKTQT đàn anh Đào Thiên Hải và Nguyễn Anh Dũng cũng chỉ được phong danh hiệu này khi đã qua tuổi 18. Trong bảng xếp hạng các kỳ thủ Việt Nam của FIDE, Nguyễn Ngọc Trường Sơn (Elo 2527) là VĐV có hệ số Elo thứ 3. Xếp trên Sơn là Đào Thiên Hải (Elo 2601, sinh ngày 10-5-1978) và Nguyễn Anh Dũng (Elo 2567, sinh ngày 17-3-1976).

Được so sánh với ĐKTQT Etienne Bacrot là vinh dự lớn của Nguyễn Ngọc Trường Sơn. Sinh năm 1983 tại Pháp, Etienne Bacrot đã gây ngạc nhiên cho cả thế giới khi đoạt chuẩn KTQT đầu tiên lúc mới 10 tuổi. Năm 1995 đã đánh bại hàng loạt tên tuổi lớn như ĐKTQT Anatoly Karpov, ĐKVĐTG Vassily Smyslov. Tháng 3-1997, Etienne Bacrot trở thành ĐKTQT trẻ nhất trong lịch sử cờ vua thế giới với 14 tuổi 2 tháng. Hiện nay, Etienne Bacrot đứng hạng 11 thế giới trong khi cả Đào Thiên Hải và Nguyễn Anh Dũng của Việt Nam chưa lần nào lọt được vào tốp 100 thế giới.

Thành công của khổ luyện

Năm 2000, sau khi trở về từ giải vô địch các nhóm tuổi thế giới, Nguyễn Ngọc Trường Sơn đã trả lời phỏng vấn của một tờ báo về mục tiêu trong tương lai. Cậu nói chắc nịch: "Em mong muốn trở thành ĐKTQT". Vậy ra, từ năm 10 tuổi, Sơn đã khao khát đến ngày vinh quang này. Ước mơ là vậy nhưng trên thực tế, con đường đến với vinh quang của Sơn không hề đơn giản. Khi đã trở thành nhà vô địch thế giới, nhiều áp lực đã đến với cậu bé Kiên Giang này. Mỗi lần lên đường dự giải quốc tế, người ta lại đặt kỳ vọng vào cậu. Thế nhưng, sau ngôi vô địch thế giới này, Sơn chưa một lần lặp lại thành công trên bàn cờ trẻ thế giới.

Tại giải năm 2001, Sơn cũng có mặt nhưng thi đấu ở tuổi U12. Năm đó, Sơn trắng tay còn một kỳ thủ nhí khác là Lê Quang Liêm lại giành ngôi á quân thế giới U10. Khi trở về nước, Sơn đã rơm rớm nước mắt bởi cậu bị bỏ rơi, lặng lẽ một mình còn Liêm được báo giới chào đón, tặng hoa, chụp hình... Thế rồi, Sơn liên tục trắng tay tại các giải trẻ thế giới những năm sau.

Đầu năm 2004, Sơn được tỉnh Kiên Giang đầu tư cho đi học tại công ty Chesscom, (Hungary) của tiến sỹ Hoàng Minh Chương, cha ruột của nữ kỳ thủ số 1 Việt Nam Hoàng Thanh Trang, với nhiệm vụ phải giành được danh hiệu ĐKTQT. Nhớ nhà nhưng quyết tâm ngày nào đã khiến Sơn lao vào tập luyện, thi đấu.

Thế rồi, tại cuộc thi ĐKTQT Fistsaturday tháng 4, Sơn giành chuẩn ĐKTQT đầu tiên. Chuẩn thứ 2 đến với Sơn vào cuộc thi tháng 6. Tháng 8, Sơn thiếu đúng 1 điểm nữa để hoàn tất ước mơ. Và đến tháng 12 này, Sơn đã dũng cảm từ chối dự giải vô địch trẻ châu Á tại Singapore để tiếp tục tìm kiếm chuẩn ĐKTQT thứ 3. Cùng thi với Sơn tại tháng 11 là KTQT nam Hoàng Thanh Trang nhưng cả nữ kỳ thủ số 1 Việt Nam cũng không thành công (Trang đã có 2 chuẩn ĐKTQT nam).

Giờ đây, với kỳ tích này, tân ĐKTQT Nguyễn Ngọc Trường Sơn có nhiều hy vọng gặt hái được nhiều giải thưởng lớn, nhất là tại ASIAD 15, khi lần đầu cờ Vua có mặt tại Á vận hội.





--------------------
user posted image
Go to the top of the page
 
+Quote Post
convoiyeuco
post Apr 7 2005, 01:38 AM
Post #9


Advanced Member
***

Group: Members
Posts: 179
Joined: 19-December 04
Member No.: 178



QUOTE(hung120780 @ Apr 1 2005, 03:29 AM)
Trường Sơn trở thành ĐKTQT ở tuổi 14
00:09' 16/12/2004 (GMT+7) 
(VietNamNet) - Ngày 14-12, trang web www.firstsaturday.hu đã thông báo việc KTQT Nguyễn Ngọc Trường Sơn của Việt Nam đoạt chuẩn ĐKTQT thứ 3 sau khi giành được 7,5 điểm sau 8 ván. Chính thức trở thành ĐKTQT ở tuổi 14 (sinh ngày 23-2-1990), Nguyễn Ngọc Trường Sơn là kỳ thủ trẻ nhất trong lịch sử cờ Vua Việt Nam vinh dự được công nhận đẳng cấp sao của Liên đoàn cờ Vua thế giới (FIDE).

Cậu bé của những kỷ lục

Nói Nguyễn Ngọc Trường Sơn là con người của những kỷ lục quả không sai. Biết chơi cờ từ nhỏ, chú Tôm (tên gọi thân mật ở nhà của Sơn) không hề nghĩ tới một ngày nào đó, mình lại nhận được danh hiệu này. Chỉ tới khi được thầy Trịnh Hoàng Cường, cán bộ sở TDTT Kiên Giang, phát hiện qua giải cấp phong trào, Trường Sơn mới ý thức được phần nào về chiến lược, chiến thuật và lối chơi của môn thể thao trí tuệ này.

Tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 3 năm 1998, Trường Sơn đã nêu kỷ lục đầu tiên: VĐV trẻ nhất Đại hội. Năm ấy, Trường Sơn mới 8 tuổi. Tới năm 2000, sau khi giành được một loạt giải thưởng tại các giải trẻ trong nước, Sơn chính thức có mặt trong đội hình đội tuyển quốc gia thi đấu tại giải vô địch các nhóm tuổi thế giới tại Hy Lạp. Thi đấu ở lứa tuổi U10, Sơn đã gây bất ngờ bằng việc hạ gục hàng loạt kỳ thủ mạnh để đăng quang ngôi vô địch thế giới. Cậu bé Kiên Giang này cũng trở thành VĐV Việt Nam thứ hai sau cô gái vàng wushu Nguyễn Thúy Hiền đoạt HCV thế giới. Với thành tích này, Trường Sơn vinh dự đứng ở vị trí thứ nhì trong danh sách VĐV tiêu biểu toàn quốc (người đứng nhất bảng là á quân Olympic Trần Hiếu Ngân - Taekwondo).

 
Tân Đại kiện tướng quốc tế Nguyễn Ngọc Trường Sơn.user posted image


Sau thành tích giành HCV thế giới, Trường Sơn trở thành kỳ thủ số một tại các giải trẻ của châu Á và Đông Nam Á. Không có một kỳ thủ nào ở cùng lứa tuổi lại có thể "qua mặt" được Sơn về độ "quái" trong lối chơi, khả năng đọc thế trận và sự ứng biến nhanh nhạy ngay cả khi rơi vào tình thế bất lợi. Đây cũng là lý do đưa Trường Sơn trở thành kỳ thủ Việt Nam trẻ nhất trong lịch sử cờ Vua Việt Nam được phong danh hiệu ĐKTQT.

Trước Trường Sơn, chỉ có kỳ thủ Etienne Bacrot (Pháp) và G.Rohit (ấn Độ) nhận danh hiệu ĐKTQT ở lứa tuổi này. Ngay cả 2 ĐKTQT đàn anh Đào Thiên Hải và Nguyễn Anh Dũng cũng chỉ được phong danh hiệu này khi đã qua tuổi 18. Trong bảng xếp hạng các kỳ thủ Việt Nam của FIDE, Nguyễn Ngọc Trường Sơn (Elo 2527) là VĐV có hệ số Elo thứ 3. Xếp trên Sơn là Đào Thiên Hải (Elo 2601, sinh ngày 10-5-1978) và Nguyễn Anh Dũng (Elo 2567, sinh ngày 17-3-1976).

Được so sánh với ĐKTQT Etienne Bacrot là vinh dự lớn của Nguyễn Ngọc Trường Sơn. Sinh năm 1983 tại Pháp, Etienne Bacrot đã gây ngạc nhiên cho cả thế giới khi đoạt chuẩn KTQT đầu tiên lúc mới 10 tuổi. Năm 1995 đã đánh bại hàng loạt tên tuổi lớn như ĐKTQT Anatoly Karpov, ĐKVĐTG Vassily Smyslov. Tháng 3-1997, Etienne Bacrot trở thành ĐKTQT trẻ nhất trong lịch sử cờ vua thế giới với 14 tuổi 2 tháng. Hiện nay, Etienne Bacrot đứng hạng 11 thế giới trong khi cả Đào Thiên Hải và Nguyễn Anh Dũng của Việt Nam chưa lần nào lọt được vào tốp 100 thế giới.

Thành công của khổ luyện

Năm 2000, sau khi trở về từ giải vô địch các nhóm tuổi thế giới, Nguyễn Ngọc Trường Sơn đã trả lời phỏng vấn của một tờ báo về mục tiêu trong tương lai. Cậu nói chắc nịch: "Em mong muốn trở thành ĐKTQT". Vậy ra, từ năm 10 tuổi, Sơn đã khao khát đến ngày vinh quang này. Ước mơ là vậy nhưng trên thực tế, con đường đến với vinh quang của Sơn không hề đơn giản. Khi đã trở thành nhà vô địch thế giới, nhiều áp lực đã đến với cậu bé Kiên Giang này. Mỗi lần lên đường dự giải quốc tế, người ta lại đặt kỳ vọng vào cậu. Thế nhưng, sau ngôi vô địch thế giới này, Sơn chưa một lần lặp lại thành công trên bàn cờ trẻ thế giới.

Tại giải năm 2001, Sơn cũng có mặt nhưng thi đấu ở tuổi U12. Năm đó, Sơn trắng tay còn một kỳ thủ nhí khác là Lê Quang Liêm lại giành ngôi á quân thế giới U10. Khi trở về nước, Sơn đã rơm rớm nước mắt bởi cậu bị bỏ rơi, lặng lẽ một mình còn Liêm được báo giới chào đón, tặng hoa, chụp hình... Thế rồi, Sơn liên tục trắng tay tại các giải trẻ thế giới những năm sau.

Đầu năm 2004, Sơn được tỉnh Kiên Giang đầu tư cho đi học tại công ty Chesscom, (Hungary) của tiến sỹ Hoàng Minh Chương, cha ruột của nữ kỳ thủ số 1 Việt Nam Hoàng Thanh Trang, với nhiệm vụ phải giành được danh hiệu ĐKTQT. Nhớ nhà nhưng quyết tâm ngày nào đã khiến Sơn lao vào tập luyện, thi đấu.

Thế rồi, tại cuộc thi ĐKTQT Fistsaturday tháng 4, Sơn giành chuẩn ĐKTQT đầu tiên. Chuẩn thứ 2 đến với Sơn vào cuộc thi tháng 6. Tháng 8, Sơn thiếu đúng 1 điểm nữa để hoàn tất ước mơ. Và đến tháng 12 này, Sơn đã dũng cảm từ chối dự giải vô địch trẻ châu Á tại Singapore để tiếp tục tìm kiếm chuẩn ĐKTQT thứ 3. Cùng thi với Sơn tại tháng 11 là KTQT nam Hoàng Thanh Trang nhưng cả nữ kỳ thủ số 1 Việt Nam cũng không thành công (Trang đã có 2 chuẩn ĐKTQT nam).

Giờ đây, với kỳ tích này, tân ĐKTQT Nguyễn Ngọc Trường Sơn có nhiều hy vọng gặt hái được nhiều giải thưởng lớn, nhất là tại ASIAD 15, khi lần đầu cờ Vua có mặt tại Á vận hội.
*




smile.gif Những bài viết thế này thì okê congàđen ngay . Em có thể post thêm những giai thoại về cờ Tướng cũng như các tin tức về cờ Tướng nhiều hơn được chứ vì sao anh VOI đọc thấy toàn cờ VUA ( nói vậy nhưng không có nghĩa là không post tin về cờ VUA nữa a` laugh.gif ).


--------------------
CON VỎI CON VOI.....
CÁI VÒI ... LÚC NÀO CŨNG ĐI TRƯỚC
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 User(s) are reading this topic (1 Guests and 0 Anonymous Users)
0 Members:

 



- Lo-Fi Version Time is now: 29th March 2024 - 11:44 AM